4 Huyện Tham Gia Thí Điểm Phát Triển Khu Chăn Nuôi Tập Trung

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Các huyện tham gia sẽ chọn làm điểm đường giao thông và điện tại 2 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện tại các địa phương đều chưa đầu tư được nhiều do thiếu vốn nên đề nghị tỉnh hỗ trợ.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh lưu ý các địa phương trước khi đầu tư hạ tầng phải làm việc với các chủ trang trại trên địa bàn đang chuẩn bị di dời xem họ có nhu cầu, khả năng vào vùng điểm hay không? Vì khi đầu tư hạ tầng xong, giá đất sẽ đội lên, những người có nhu cầu chăn nuôi thật sự sẽ không đủ điều kiện mua đất làm trong trại trong khu quy hoạch chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Giá dưa hấu tăng trở lại và tiêu thụ tốt giúp nông dân một số tỉnh miền Trung phần nào thoát khỏi khó khăn sau đợt rớt giá thê thảm hồi tháng 3.

Trường ĐH Cần Thơ triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh xen vườn dừa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giúp nhiều nông hộ tăng thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích.

Mô hình nuôi ba ba của ông Hồ Văn Đại ở ấp Mương Khai, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đạt được năng suất cao nhiều năm liền, nhiều bà con nơi đây đang học hỏi kinh nghiệm của Ông để nuôi loài thủy sản này.

Theo chân ông Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) Nguyễn Phúc Đức, chúng tôi có dịp tìm hiểu một nghề mới đang giúp người dân giàu lên từng ngày. Đó là nghề ương cá trê lai giống.

Với ý nghĩ cần tìm một mô hình làm ăn để kiếm thêm nguồn thu nhập phụ ngoài nuôi tôm, anh Nguyễn Minh Kha, ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá sấu, mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.