4 Huyện Tham Gia Thí Điểm Phát Triển Khu Chăn Nuôi Tập Trung

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Các huyện tham gia sẽ chọn làm điểm đường giao thông và điện tại 2 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện tại các địa phương đều chưa đầu tư được nhiều do thiếu vốn nên đề nghị tỉnh hỗ trợ.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh lưu ý các địa phương trước khi đầu tư hạ tầng phải làm việc với các chủ trang trại trên địa bàn đang chuẩn bị di dời xem họ có nhu cầu, khả năng vào vùng điểm hay không? Vì khi đầu tư hạ tầng xong, giá đất sẽ đội lên, những người có nhu cầu chăn nuôi thật sự sẽ không đủ điều kiện mua đất làm trong trại trong khu quy hoạch chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Cái sổ đỏ thấy nhẹ tênh nhưng đối với nông dân có giá trị vô cùng. Có người nhờ nó vượt qua cơn thắt ngặt, phất lên làm giàu, nhưng cũng có người làm ăn lận đận, sổ đỏ “cắm” mãi ở ngân hàng. Đó là thực tế đang diễn ra phổ biến ở ĐBSCL.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, trong mùa mưa 2015 Sở sẽ phối hợp với các địa phương trồng trên 764.000 cây phân tán để tăng mức độ che phủ.

Hiện tại, khoai lang tím Nhật không bị sâu có giá thu mua 3.000đ/kg, thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 3.000đ/kg. Tính ra, người trồng lỗ 60-70 triệu/ha.

Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, cho biết: Từ đầu tháng 5 đến nay, giá hạt điều tại địa phương tăng mạnh nên người trồng điều có nguồn thu nhập đáng kể.

Những năm trước đây, thủy sản luôn là mặt hàng nông nghiệp đứng đầu về giá trị XK. Nhưng mấy tháng đầu năm nay, vị trí dẫn đầu lại thuộc về gỗ và sản phẩm gỗ.