4 Huyện Tham Gia Thí Điểm Phát Triển Khu Chăn Nuôi Tập Trung

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Các huyện tham gia sẽ chọn làm điểm đường giao thông và điện tại 2 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện tại các địa phương đều chưa đầu tư được nhiều do thiếu vốn nên đề nghị tỉnh hỗ trợ.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh lưu ý các địa phương trước khi đầu tư hạ tầng phải làm việc với các chủ trang trại trên địa bàn đang chuẩn bị di dời xem họ có nhu cầu, khả năng vào vùng điểm hay không? Vì khi đầu tư hạ tầng xong, giá đất sẽ đội lên, những người có nhu cầu chăn nuôi thật sự sẽ không đủ điều kiện mua đất làm trong trại trong khu quy hoạch chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm: Thỏ, cá, chim bồ câu, lợn và dê nên nhiều năm nay gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, khu Đầu, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi vịt trời lấy thịt và trứng tuy còn mới mẻ nhưng đã mang lại thu nhập khá, ổn định cho bà con nông dân một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Rheo thông tin của Chi cục Thú y tỉnh Long An, trong gần 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 2 ổ dịch heo tai xanh tại huyện Thủ Thừa và Châu Thành với số heo mắc bệnh là 70 con, số heo chết là 25 con, số heo tiêu hủy là 36 con.

Hiện nay, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh An Giang được các thương lái thu mua từ 3,8 – 4 triệu đồng/tạ.

“Nuôi heo không dễ chút nào, nhưng nếu có lòng kiên trì, cố gắng tìm tòi học hỏi, tổ chức nuôi khoa học, bài bản thì nhất định sẽ... có lãi lớn”. Đó là khẳng định của ông Ngô Hữu Chánh, thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi).