4 Hot Boy Rủ Nhau Lên Đà Lạt... Trồng Rau Hữu Cơ

Không quen biết ngoài đời nhưng đồng cảm trên diễn đàn trồng rau hữu cơ, bốn chàng cử nhân 9X và 8X Hồ Văn Sang, Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thanh Liêm từ bốn tỉnh thành khác nhau đã khăn gói lên TP Đà Lạt thuê 0,5 ha đất hợp tác trồng rau sạch.
“Khu vườn của chúng tôi đảm bảo các yêu cầu về nước - đất - không khí để trồng rau hữu cơ. Xa khu dân cư và một phía tiếp giáp với rừng nên không khí trong lành; nước tưới được dẫn về từ mạch nước trên núi nên khá sạch.
Thửa đất này vốn được sử dụng trồng rau vô cơ nên chúng tôi phải cải tạo, xử lý rất kỹ bằng cách rải dolomite, nhồi một lượng đáng kể men và hỗn hợp bánh dầu, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê… vào đất để tạo độ phì, cải thiện hệ vi sinh vật có lợi”, anh Liêm nói.
Suốt quá trình sản xuất, không sử dụng bất cứ chất hóa học nào (thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật...) mà để cây rau phát triển dựa trên đa dạng sinh học: Cho cỏ mọc tự nhiên trong vườn rau (chỉ nhổ một ít quanh gốc rau và hạn chế chiều cao của cỏ) để chia sẻ bớt sự phá hoại của sâu bọ.
Với các đối tượng rất khó trừ như bọ nhảy thì dùng loài cây khác để đánh lừa, chẳng hạn trồng xen vào giữa luống súp lơ một vệt cải thảo để bọ phá cải thảo, còn súp lơ phát triển tươi tốt. “Mặc dù cỏ dại cạnh tranh phần nào chất dinh dưỡng của cây trồng nhưng bù lại chúng giúp giữ ẩm, đề kháng tốt với nấm bệnh”, anh Liêm giải thích thêm.
Gần một năm qua, nhóm cử nhân đã sản xuất được nhiều loại rau, củ, quả theo hướng hữu cơ và được tiêu thụ tại TPHCM và một số tỉnh. Sản phẩm sạch, tươi, ngon và an toàn cho sức khỏe nên rất được ưa chuộng (nhất là khách hàng Nhật), cung không đủ cầu dẫu giá cao gấp 2 - 3 lần rau vô cơ.
Có thể bạn quan tâm

Theo giới kinh doanh lúa gạo, giá giảm vào thời điểm này một phần do tác động của việc Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo tiểu ngạch và cũng không loại trừ nguyên nhân doanh nghiệp xuất khẩu ép giá thu mua bởi hiện tại nguồn cung gạo trong nước đang rất khan hiếm và nhu cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt là Philippines, Malaysia, Indonesia đang còn rất lớn.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.