4 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào Indonesia

Do đó, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã có văn bản đến các tỉnh, thành, đề nghị cung cấp thông tin để lập hồ sơ theo yêu cầu của Indonesia.
Tại Bình Thuận, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, việc xuất khẩu sản phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật trên địa bàn tỉnh chủ yếu là trái thanh long tươi.
Toàn tỉnh hiện có 4 doanh nghiệp xuất thanh long sang Indonesia. Trong đó 2 công ty xuất khẩu trực tiếp là Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu và DNTN Rau quả Bình Thuận, 2 công ty xuất ủy thác là Công ty TNHH Sơn Trà (Hàm Thuận Nam) và Công ty TNHH Thanh Thùy 2 (Hàm Thuận Bắc).
Kết quả rà soát của các địa phương cũng cho thấy, toàn tỉnh hiện có 191 cơ sở sản xuất thanh long được chứng nhận VietGAP; 42 cơ sở sơ chế thanh long được chứng nhận VietGAP hoặc đạt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Quy định mới của Indonesia và nhiều quốc gia nhập khẩu thực phẩm tươi sống từ thực vật, đặt ra yêu cầu cho nông dân trong tỉnh phải đẩy mạnh quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản, nhất là sản phẩm trái thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, tập trung chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa, nhất là những vùng đất cao, xám bạc màu kém hiệu quả theo phương thức luân canh nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và nhóm cây trồng cạn chủ lực cần tập trung là mè, bắp và đậu phộng.

Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.

Tháng 1-2014, dự án rau an toàn thuộc Khu thực nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao (Sở KH&CN) được khởi động, đến nay, cung ứng 500-700kg rau an toàn mỗi ngày. Với quy trình sản xuất chặt chẽ, khoa học, dự án được cấp giấy chứng nhận VietGap và trở thành một vùng rau an toàn duy nhất được công nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở thời điểm này.

Đầu năm 2014, ACDI/VOCA, một trong những tổ chức tham gia hỗ trợ, tập huấn nông dân trồng ca cao từ đầu, công bố lý do vì sao nông dân chặt bỏ cây ca cao khi giá hạt ca cao giảm còn trên dưới 30.000 đồng/kg.

Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết ngành xuất khẩu hạt điều đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng và thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu vì sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc.