4 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào Indonesia

Do đó, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã có văn bản đến các tỉnh, thành, đề nghị cung cấp thông tin để lập hồ sơ theo yêu cầu của Indonesia.
Tại Bình Thuận, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, việc xuất khẩu sản phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật trên địa bàn tỉnh chủ yếu là trái thanh long tươi.
Toàn tỉnh hiện có 4 doanh nghiệp xuất thanh long sang Indonesia. Trong đó 2 công ty xuất khẩu trực tiếp là Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu và DNTN Rau quả Bình Thuận, 2 công ty xuất ủy thác là Công ty TNHH Sơn Trà (Hàm Thuận Nam) và Công ty TNHH Thanh Thùy 2 (Hàm Thuận Bắc).
Kết quả rà soát của các địa phương cũng cho thấy, toàn tỉnh hiện có 191 cơ sở sản xuất thanh long được chứng nhận VietGAP; 42 cơ sở sơ chế thanh long được chứng nhận VietGAP hoặc đạt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Quy định mới của Indonesia và nhiều quốc gia nhập khẩu thực phẩm tươi sống từ thực vật, đặt ra yêu cầu cho nông dân trong tỉnh phải đẩy mạnh quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản, nhất là sản phẩm trái thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi tôm hùm vừa qua nhờ tôm ít bị bệnh, giá bán lại cao nên nhiều hộ dân ở TX Sông Cầu (Phú Yên) có thu nhập hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là tình trạng ngư dân “mạnh tay” đầu tư vốn để phát triển lồng bè nuôi tôm một cách tự phát đang tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại và vỡ quy hoạch vùng nuôi.

Mới đây, tại huyện Lộc Ninh (Bình Phước), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch tỉnh Bình Phước đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Lộc Ninh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Hồ tiêu Lộc Ninh" cho 14 nông dân trồng tiêu tiêu biểu.

Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

Ngay từ đầu mùa vụ, các bộ ngành hữu quan và chính quyền địa phương đã chủ động lên kế hoạch, triển khai các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ cũng như XK quả vải tươi.

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa tiến hành kiểm tra 14 cơ sở thu mua banh lông trên địa bàn hai huyện Giồng Riềng và Phú Quốc, trong đó Phú Quốc có 13 cơ sở. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, bước đầu cơ quan chức năng khuyến cáo ngư dân không nên tự phát chuyển đổi ngành nghề sang khai thác banh lông.