330ha Nhãn Bệnh Chổi Rồng Đã Phục Hồi

Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.
Theo khảo sát của Phòng Nông nghiệp và PTNT, mức độ phục hồi của các vườn nhãn trong khoảng 60% và cho năng suất khoảng 40 - 50% so với trước. Những vườn nhãn áp dụng đúng quy trình dập dịch chổi rồng và đầu tư chăm sóc tốt ước năng suất đạt 1.200 - 1.400kg/1.000m2.
Các địa phương đã tích cực vận động nông dân dập dịch chổi rồng đạt hiệu quả như Trung Thành, Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Chánh. Song, một ít nông dân xử lý không đúng quy trình kỹ thuật dập dịch chổi rồng hoặc xử lý nửa chừng, xử lý thuốc mà không đầu tư chăm sóc nên hiệu quả không cao.
Có thể bạn quan tâm

Trong 6 tháng đầu năm, toàn TP Hà Nội đã rà soát, định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, nâng tổng diện tích rau an toàn lên 5.500ha.
Mưa kèm theo gió lớn hồi tuần qua làm nhiều ruộng lúa Hè Thu đến kỳ thu hoạch bị đổ ngã. Không chỉ ảnh hưởng năng suất, chất lượng mà giá bán cũng giảm theo. Nhiều nơi thương lái kỳ kèo, bỏ cọc, hạ giá mua lúa.
Tổng diện tích đất lúa trên toàn huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là khoảng 9.000 ha nhưng diện tích thực thụ có cây lúa chỉ khoảng 2.300 ha. Điều này chứng tỏ phần lớn các loại cây trồng khác đang “sống nhờ” trên đất lúa, trong đó có cây nhãn và cao su.

Sáng ngày 1/7, anh Nguyễn Văn Dự (nhân viên Công ty trà Atiso Ngọc Duy, phường 12, Đà Lạt) không nhận ra vườn Atiso do mình trồng vì chỉ qua một đêm hơn 3.000 cây Atiso đã bị trộm nhổ sạch.

Cô Nguyễn Thị Thu (xã Long Điền B, Chợ Mới, An Giang) cho biết, giá nấm rơm hiện khá cao, từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg. Trên diện tích 2.000m2 trồng nấm, mỗi ngày gia đình cô thu hoạch từ 250 – 300kg, trừ các khoản chi phí lãi gần 50 triệu đồng/vụ.