32 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Tôm Bị Áp Thuế Chống Phá Giá

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa có phán quyết cuối cùng giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam NK vào Mỹ theo quyết định sơ bộ đối với kỳ rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8).
Theo phán quyết của DOC, giai đoạn rà soát POR8 từ ngày 1/2/2012 đến 31/1/2013, có 32 DN XK tôm Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. Hai bị đơn bắt buộc là Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế chống bán phá giá 4,98% và Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) chịu mức thuế cao nhất 9,75%. Mức thuế suất bình quân 6,37% được áp dụng cho khoảng 30 nhà XK khác không được chọn làm bị đơn bắt buộc.
Trong đợt rà soát này, các DN XK tôm đã cố gắng chứng minh nhằm hạ thấp mức thuế suất, kể cả việc thuyết phục DOC nên sử dụng giá trị thay thế của Indonesia thay vì Bangladesh và yêu cầu DOC không thay đổi phương pháp tính toán theo như kết quả sơ bộ sử dụng. Tuy nhiên, sau cùng DOC vẫn theo đuổi cùng phương pháp tính của kết quả sơ bộ nên đã giữ nguyên trong kết quả cuối cùng của kỳ rà soát lần 8 này.
May mắn là, trong đợt này có 6 DN vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế suất 0% do không có xuất hàng trong kỳ rà soát này. Cụ thể, công ty Seavina, Nhật Đức được hưởng mức thuế 0%; Cam Ranh Seafoods hưởng mức thuế 0.88% áp dụng đến tận tháng 9/2016 (chịu rà soát của kỳ 10, nếu có xuất hàng trong kỳ này). Còn 3 công ty còn lại là Bac Lieu Fisheries, Ngọc Sinh, Ngọc Trí hưởng mức thuế 0% được áp dụng đến tháng 9/2015 và chịu rà soát của kỳ 9.
Các mức thuế suất nêu trên sẽ có hiệu lực đối với hàng tôm đông lạnh nhập vào Mỹ vào đúng ngày hoặc sau ngày công bố quyết định trong Công Báo Liên Bang Mỹ, nhiều khả năng sẽ có hiệu lực trong thời gian tới. Sau khi quyết định được công bố, các DN XK Việt Nam có thời hạn 30 ngày để khiếu nại quyết định của DOC ra Tòa Án Thương Mại Quốc tế Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn, trên trà lúa mùa sớm bệnh đạo ôn lá đang gây hại mạnh trên các giống lúa như giống lúa nếp, C70, Syn 6, BTE1. Tại huyện Ngân Sơn hiện nay 1,2 ha lúa đang nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ bệnh phổ biến 1-2%, cá biệt 10%. Người dân đã chủ động phun thuốc, tuy nhiên thời tiết mưa nắng xen kẽ nên hiệu quả phun trừ thấp.

Định hướng chung của đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời, sản xuất gắn với tiêu thụ, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng.

Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.

Xuất phát từ một xã nghèo, thuần nông, khó khăn có thể nói vào bậc nhất trong 11 xã được chọn xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Do tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện giao thông hạn chế, thu nhập bình quân đầu người thấp, hộ dân tộc Khmer nhiều… đã gây nhiều trở ngại cho xã.

Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.