32 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Tôm Bị Áp Thuế Chống Phá Giá

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa có phán quyết cuối cùng giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam NK vào Mỹ theo quyết định sơ bộ đối với kỳ rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8).
Theo phán quyết của DOC, giai đoạn rà soát POR8 từ ngày 1/2/2012 đến 31/1/2013, có 32 DN XK tôm Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. Hai bị đơn bắt buộc là Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế chống bán phá giá 4,98% và Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) chịu mức thuế cao nhất 9,75%. Mức thuế suất bình quân 6,37% được áp dụng cho khoảng 30 nhà XK khác không được chọn làm bị đơn bắt buộc.
Trong đợt rà soát này, các DN XK tôm đã cố gắng chứng minh nhằm hạ thấp mức thuế suất, kể cả việc thuyết phục DOC nên sử dụng giá trị thay thế của Indonesia thay vì Bangladesh và yêu cầu DOC không thay đổi phương pháp tính toán theo như kết quả sơ bộ sử dụng. Tuy nhiên, sau cùng DOC vẫn theo đuổi cùng phương pháp tính của kết quả sơ bộ nên đã giữ nguyên trong kết quả cuối cùng của kỳ rà soát lần 8 này.
May mắn là, trong đợt này có 6 DN vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế suất 0% do không có xuất hàng trong kỳ rà soát này. Cụ thể, công ty Seavina, Nhật Đức được hưởng mức thuế 0%; Cam Ranh Seafoods hưởng mức thuế 0.88% áp dụng đến tận tháng 9/2016 (chịu rà soát của kỳ 10, nếu có xuất hàng trong kỳ này). Còn 3 công ty còn lại là Bac Lieu Fisheries, Ngọc Sinh, Ngọc Trí hưởng mức thuế 0% được áp dụng đến tháng 9/2015 và chịu rà soát của kỳ 9.
Các mức thuế suất nêu trên sẽ có hiệu lực đối với hàng tôm đông lạnh nhập vào Mỹ vào đúng ngày hoặc sau ngày công bố quyết định trong Công Báo Liên Bang Mỹ, nhiều khả năng sẽ có hiệu lực trong thời gian tới. Sau khi quyết định được công bố, các DN XK Việt Nam có thời hạn 30 ngày để khiếu nại quyết định của DOC ra Tòa Án Thương Mại Quốc tế Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững, năm 2013, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã chọn con trâu là con giống hỗ trợ người nghèo. Qua gần một năm chăn thả, đàn trâu 30a đã khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, mở ra hướng giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn Sơn Tây.

Là một vùng đất toàn cát là cát, nhưng nông dân xã Đức Thạnh, Đức Minh (Mộ Đức) thu về tiền triệu mỗi tuần nhờ trồng cây cà tím. Giống cà tím “bén duyên” trên vùng đất này đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Dẫn chúng tôi đi thăm 2 sào cà đang kỳ thu hoạch, ông Võ Phúc, thôn Lương Nông Nam, xã Đức Thạnh cho biết: “Ruộng cà này thu hoạch đến nay đã hơn 1 tháng.

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, khu vực Trung Bộ đang xảy ra một đợt hạn đối với lúa và hoa màu với tổng diện tích 29.681ha.

Trong khuôn khổ hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới,” sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam.