32.000 tấn thủy sản xuất khẩu bị trả về, tiêu thụ đâu

Sau bài "32.000 tấn tôm, cá Việt bị trả về, vì sao?", nhiều bạn đọc thắc mắc số lượng tôm, cá vi phạm chỉ tiêu kháng sinh này tiêu thụ ở đâu, liệu doanh nghiệp có mang ra tiêu thụ trong nước?
Trao đổi vấn đề này, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết: 32.000 tấn thủy sản bị trả về không chỉ do nhiễm kháng sinh vượt chỉ tiêu cho phép mà còn nhiều nguyên nhân khác như tàu đưa nhầm cảng, bao bì, nhãn mác không đúng tiêu chuẩn, bị rách, ghi sai quy cách, điều kiện bảo quản khi vận chuyển không tốt...
Theo ông Đông, lô hàng thủy sản bị trả về dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng nước này nhưng nước khác vẫn chấp nhận vì tiêu chuẩn mỗi nước một khác.
Nếu doanh nghiệp muốn tiêu thụ trong nước, phải kiểm tra chất lượng như thủ tục đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Qua kiểm tra, nếu không đạt sẽ phải tiêu hủy.
Còn ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Thương mại Thuận Phước, cho hay nếu hàng vượt chỉ tiêu dư lượng kháng sinh ở thị trường này thì doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nhập khẩu có quy định dư lượng kháng sinh thấp hơn.
Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp lo ngại năng lực kiểm nghiệm dư lượng chất kháng sinh trong thủy sản trong nước.
Bởi các nước kiểm cả ngàn chất, Việt Nam chỉ mới vài trăm chất; kiểm nghiệm mang tính đại diện không đánh giá đúng chất lượng lô hàng nhập về. Vì vậy, người tiêu dùng trong nước thiệt thòi…
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cho nên đời sống của người dân xã Ðông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) ngày càng được cải thiện. Qua nghiên cứu, học hỏi các mô hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2010 đến nay, một số hộ dân trong xã đã triển khai nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.

Dù phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển ở Đồng Tháp chưa lâu nhưng theo đánh giá từ các nhà chuyên môn thì nếu theo đuổi nghề, người nông dân sẽ bị “mất” nhiều hơn là “được”. Bởi đằng sau những lợi nhuận trước mắt là nhiều hệ lụy về môi trường cũng như phá vỡ cấu trúc quy hoạch vùng chuyên canh thủy sản của địa phương.

Bên cánh đồng thôn Bản Thẳm, chị Nguyễn Thị Hòa vẫn luôn tay gặt, dù biết có người đang trò chuyện với mình... Sự mải miết ấy được chị giải thích một cách ấn tượng: “Chưa năm nào gia đình tôi lại được gặt lúa chín vào thời điểm này. Lúa chín sớm quá!. Không vui, không nhanh tay gặt làm sao được!”.

Cam sành là loài cây ăn quả đặc sản của Hà Giang, cây cam sành được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 tổng diện tích cam sành cho thu hoạch đạt trên 11.000 ha và sản lượng ước đạt 11.500 tấn, trong đó huyện Bắc Quang có diện tích cam sành lớn nhất tỉnh.

Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".