32.000 tấn thủy sản xuất khẩu bị trả về, tiêu thụ đâu

Sau bài "32.000 tấn tôm, cá Việt bị trả về, vì sao?", nhiều bạn đọc thắc mắc số lượng tôm, cá vi phạm chỉ tiêu kháng sinh này tiêu thụ ở đâu, liệu doanh nghiệp có mang ra tiêu thụ trong nước?
Trao đổi vấn đề này, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết: 32.000 tấn thủy sản bị trả về không chỉ do nhiễm kháng sinh vượt chỉ tiêu cho phép mà còn nhiều nguyên nhân khác như tàu đưa nhầm cảng, bao bì, nhãn mác không đúng tiêu chuẩn, bị rách, ghi sai quy cách, điều kiện bảo quản khi vận chuyển không tốt...
Theo ông Đông, lô hàng thủy sản bị trả về dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng nước này nhưng nước khác vẫn chấp nhận vì tiêu chuẩn mỗi nước một khác.
Nếu doanh nghiệp muốn tiêu thụ trong nước, phải kiểm tra chất lượng như thủ tục đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Qua kiểm tra, nếu không đạt sẽ phải tiêu hủy.
Còn ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Thương mại Thuận Phước, cho hay nếu hàng vượt chỉ tiêu dư lượng kháng sinh ở thị trường này thì doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nhập khẩu có quy định dư lượng kháng sinh thấp hơn.
Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp lo ngại năng lực kiểm nghiệm dư lượng chất kháng sinh trong thủy sản trong nước.
Bởi các nước kiểm cả ngàn chất, Việt Nam chỉ mới vài trăm chất; kiểm nghiệm mang tính đại diện không đánh giá đúng chất lượng lô hàng nhập về. Vì vậy, người tiêu dùng trong nước thiệt thòi…
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động xây dựng các chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm từ sữa bò tươi, trứng gia cầm, thịt lợn được sản xuất từ các trại chăn nuôi quy mô lớn cho tới các sản phẩm chăn nuôi truyền thống của các địa phương như gà Mía Sơn Tây, vịt cỏ Vân Đình, trứng vịt Liên Châu.

Dù may mắn hay có biện pháp quản lý tốt, việc Indonesia thoát khỏi dịch EMS của vẫn là một trong những nội dung thảo luận chính của các chuyên gia ngành tôm tại hội thảo trực tuyến của GAA vào ngày 10/12/2013.

Với nghị lực và quyết tâm, anh Hà Trung Hòa, tổ dân phố Tân Mới, phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên) đã biến chiếc ao chỉ vẻn vẹn vài trăm mét vuông của gia đình ao nuôi ba ba gai mở hướng làm giàu

Khi nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu đang gặp khó khăn thì việc đa dạng hóa đối tượng nuôi xuất khẩu trở nên cần thiết. Cá rô phi là một đối tượng xuất khẩu có nhiều tiềm năng.

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (viết tắt là Công ty ATDC, Đà Lạt) đang triển khai chuỗi liên kết chăn nuôi và tiêu thụ giống gà J-Dabaco (thường gọi là “gà đeo kính”) theo hướng an toàn sinh học tại một số tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ.