32.000 tấn thủy sản xuất khẩu bị trả về, tiêu thụ đâu

Sau bài "32.000 tấn tôm, cá Việt bị trả về, vì sao?", nhiều bạn đọc thắc mắc số lượng tôm, cá vi phạm chỉ tiêu kháng sinh này tiêu thụ ở đâu, liệu doanh nghiệp có mang ra tiêu thụ trong nước?
Trao đổi vấn đề này, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết: 32.000 tấn thủy sản bị trả về không chỉ do nhiễm kháng sinh vượt chỉ tiêu cho phép mà còn nhiều nguyên nhân khác như tàu đưa nhầm cảng, bao bì, nhãn mác không đúng tiêu chuẩn, bị rách, ghi sai quy cách, điều kiện bảo quản khi vận chuyển không tốt...
Theo ông Đông, lô hàng thủy sản bị trả về dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng nước này nhưng nước khác vẫn chấp nhận vì tiêu chuẩn mỗi nước một khác.
Nếu doanh nghiệp muốn tiêu thụ trong nước, phải kiểm tra chất lượng như thủ tục đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Qua kiểm tra, nếu không đạt sẽ phải tiêu hủy.
Còn ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Thương mại Thuận Phước, cho hay nếu hàng vượt chỉ tiêu dư lượng kháng sinh ở thị trường này thì doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nhập khẩu có quy định dư lượng kháng sinh thấp hơn.
Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp lo ngại năng lực kiểm nghiệm dư lượng chất kháng sinh trong thủy sản trong nước.
Bởi các nước kiểm cả ngàn chất, Việt Nam chỉ mới vài trăm chất; kiểm nghiệm mang tính đại diện không đánh giá đúng chất lượng lô hàng nhập về. Vì vậy, người tiêu dùng trong nước thiệt thòi…
Có thể bạn quan tâm

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.