Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 Xã Biển Phát Triển Nghề Khai Thác Chế Biến Sứa

3 Xã Biển Phát Triển Nghề Khai Thác Chế Biến Sứa
Ngày đăng: 06/03/2014

Từ tháng 2, bà con ngư dân 3 xã biển trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc bước vào vụ khai thác sứa biển. Đây là một nghề khá mới nhưng đã góp phần quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Đánh bắt sứa biển có từ lâu đời ở Lệ Thủy, nhưng ít phát triển do ngư dân chưa biết cách chế biến các sản phẩm từ sứa. Những năm trở lại đây, nghề này bắt đầu phát triển ở các xã biển bãi ngang Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam. Sứa biển được ngư dân khai thác tại vùng biển ven bờ chủ yếu bằng thuyền công suất máy nhỏ.

Sau đó, thương lái thu mua, rồi tập kết về các cơ sở chế biến ở hai xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung. Tại đây, sứa biển được chế biến thô bằng phương pháp ướp muối, rồi chuyển đi tiêu thụ ở một số tỉnh thành trong nước. Đến đầu năm 2014, trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 3 cơ sở sơ chế sứa tư nhân. Các cơ sở này có thể thu gom và sơ chế toàn bộ số lượng sứa biển mà ngư dân đánh bắt được. Nhờ đó kích thích khả năng khai thác của ngư dân nên sản lượng đánh bắt sứa biển ngày càng tăng.

Năm 2013, cả 3 xã biển ở Lệ Thủy đã khai thác được 1.150 tấn sứa biển, trong đó riêng xã Ngư Thủy Trung đánh bắt được 500 tấn. Nghề khai thác, chế biến sứa biển đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng và góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con ngư dân trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Khai Thác, Đánh Bắt Thủy Sản Chính Sau Niềm Vui Là Nỗi Lo Vụ Khai Thác, Đánh Bắt Thủy Sản Chính Sau Niềm Vui Là Nỗi Lo

Rủi ro rình rập, chi phí sản xuất tăng cao, giá cả bấp bênh hay có lúc “khát” lao động đi biển nhưng vụ khai thác, đánh bắt thủy sản chính trong năm 2014, ngư dân trong tỉnh vẫn bội thu. Có điều, “quả ngọt” ấy cũng chưa mang lại cho họ niềm vui trọn vẹn khi mà tình trạng ép giá, cửa biển bồi lấp... vẫn xảy ra.

27/10/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Thu Hoạch Dứt Điểm Hơn 130 Ha Tôm Càng Xanh Tam Nông (Đồng Tháp) Thu Hoạch Dứt Điểm Hơn 130 Ha Tôm Càng Xanh

Tính chung, 82 hộ dân ở 6 xã: Phú Thọ, Phú Thành A và B, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim thả nuôi hơn 602ha tôm càng xanh năm 2014 đã thu hoạch được tổng sản lượng trên 350 tấn tôm. Loại 30 con/kg bán giá từ 185.000 đồng - 190.000 đồng/kg, tôm càng xanh ôm trứng từ 50 - 60 con/kg bán với giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg.

27/10/2014
Hội Nông Dân Xã Hải Phúc Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản Hội Nông Dân Xã Hải Phúc Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản

Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

27/10/2014
Bình Định Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản Thực Hành VietGAP Bình Định Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản Thực Hành VietGAP

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.

27/10/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nguy Cơ Từ Việc Phá Vỡ Quy Hoạch Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nguy Cơ Từ Việc Phá Vỡ Quy Hoạch

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

27/10/2014