3 Xã Biển Phát Triển Nghề Khai Thác Chế Biến Sứa

Từ tháng 2, bà con ngư dân 3 xã biển trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc bước vào vụ khai thác sứa biển. Đây là một nghề khá mới nhưng đã góp phần quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Đánh bắt sứa biển có từ lâu đời ở Lệ Thủy, nhưng ít phát triển do ngư dân chưa biết cách chế biến các sản phẩm từ sứa. Những năm trở lại đây, nghề này bắt đầu phát triển ở các xã biển bãi ngang Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam. Sứa biển được ngư dân khai thác tại vùng biển ven bờ chủ yếu bằng thuyền công suất máy nhỏ.
Sau đó, thương lái thu mua, rồi tập kết về các cơ sở chế biến ở hai xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung. Tại đây, sứa biển được chế biến thô bằng phương pháp ướp muối, rồi chuyển đi tiêu thụ ở một số tỉnh thành trong nước. Đến đầu năm 2014, trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 3 cơ sở sơ chế sứa tư nhân. Các cơ sở này có thể thu gom và sơ chế toàn bộ số lượng sứa biển mà ngư dân đánh bắt được. Nhờ đó kích thích khả năng khai thác của ngư dân nên sản lượng đánh bắt sứa biển ngày càng tăng.
Năm 2013, cả 3 xã biển ở Lệ Thủy đã khai thác được 1.150 tấn sứa biển, trong đó riêng xã Ngư Thủy Trung đánh bắt được 500 tấn. Nghề khai thác, chế biến sứa biển đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng và góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con ngư dân trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Cải tạo diện tích cà phê vối (cà phê robusta) già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp ghép cành, ghép chồi đang được Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng và các địa phương có diện tích cà phê lớn trong tỉnh quan tâm. Từ kết quả đã đạt được những năm gần đây, Bảo Lâm đang là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về công tác này, và đã xuất hiện không ít mô hình cải tạo cà phê bằng biện pháp này có kết quả cao cả về kinh tế lẫn xã hội.

Có dịp được tận mắt nhìn thấy những ao, đầm nuôi sò huyết của người dân ở vùng Tân Biên, Kiên Giang cho lợi nhuận rất cao, năm 2010 anh Võ Văn Sóng, ấp Cồn Cù, xã Dân Thành (Trà Vinh) quyết định nuôi thử nghiệm con sò huyết trong ao đất. Kết quả qua 3 vụ nuôi đều thành công, mang về cho gia đình lợi nhuận vài chục triệu đồng sau mỗi vụ nuôi.

Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình (Quảng Nam) phối hợp với tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa để nâng cao năng suất rau màu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.