3 vấn đề cốt lõi trong tái cơ cấu lúa gạo

Ba vấn đề này đặc biệt cấp bách tại vùng lúa gạo trọng điểm ĐBSCL - khu vực chiếm hơn 90% sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu của cả nước, nhưng chưa được đề cập đủ trong dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo.
Cụ thể về giống, Bộ NNPTNT cần sớm công bố tiêu chuẩn hạt gạo đạt chuẩn quốc gia để có cơ sở xác định cho doanh nghiệp (DN) khi định giá xuất khẩu.
Ví dụ như giống lúa thơm Jasmine, có rất nhiều dòng khác nhau, sản phẩm gạo thơm của các DN cũng có tỉ lệ độ thuần khác nhau trong khi việc kiểm tra độ thuần trong nước rất khó khăn.
Hiện chỉ có Viện Lúa Ô Môn (Cần Thơ) có máy móc để làm việc này, nhưng kéo dài 7 – 10 ngày và chi phí cao.
Còn Thái Lan kiểm tra độ thuần của gạo Jasmine chỉ tốn 7 – 8 giờ, giá rẻ hơn nhiều.
Do đó, nhiều DN khi xuất khẩu gạo thơm vẫn phải gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định, rất tốn kém.
Từ năm 2008 đến nay, có khoảng 20 DN Việt Nam được xuất khẩu gạo thơm vào thị trường Mỹ, nhưng phần rủi ro cho DN rất lớn.
Ví dụ như trong năm 2014, một DN thành viên của Vinafood II đưa 1.000 tấn gạo thơm vào Mỹ đã lỗ hơn 4 tỷ đồng, do DN không kiểm tra được độ thuần của gạo thơm trước khi xuất khẩu nên bị đối tác trả hàng về.
Đặc biệt, vấn đề cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng ĐBSCL cũng cần được chú trọng.
Ở khu vực này có 4 nhóm nông sản lớn, gồm lúa gạo, trái cây và tôm, cá.
Nhóm nào cũng trên triệu tấn nhưng hệ thống giao thông vùng này lại quá yếu, không tải nổi số lượng nông sản này.
Có đến 80% lượng nông sản ở ĐBSCL muốn xuất khẩu phải đưa về TP.HCM khiến giá thành đội lên thêm từ 9 – 12 USD/tấn do phải gánh thêm chi phí vận tải.
Đây là vấn đề lớn, rất cấp bách nếu muốn nông nghiệp ĐBSCL thay đổi, phát triển trong những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).