Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 vấn đề cốt lõi trong tái cơ cấu lúa gạo

3 vấn đề cốt lõi trong tái cơ cấu lúa gạo
Ngày đăng: 17/11/2015

Ba vấn đề này đặc biệt cấp bách tại vùng lúa gạo trọng điểm ĐBSCL - khu vực chiếm hơn 90% sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu của cả nước, nhưng chưa được đề cập đủ trong dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo.

Cụ thể về giống, Bộ NNPTNT cần sớm công bố tiêu chuẩn hạt gạo đạt chuẩn quốc gia để có cơ sở xác định cho doanh nghiệp (DN) khi định giá xuất khẩu.

Ví dụ như giống lúa thơm Jasmine, có rất nhiều dòng khác nhau, sản phẩm gạo thơm của các DN cũng có tỉ lệ độ thuần khác nhau trong khi việc kiểm tra độ thuần trong nước rất khó khăn.

Hiện chỉ có Viện Lúa Ô Môn (Cần Thơ) có máy móc để làm việc này, nhưng kéo dài 7 – 10 ngày và chi phí cao.

Còn Thái Lan kiểm tra độ thuần của gạo Jasmine chỉ tốn 7 – 8 giờ, giá rẻ hơn nhiều.

Do đó, nhiều DN khi xuất khẩu gạo thơm vẫn phải gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định, rất tốn kém.

Từ năm 2008 đến nay, có khoảng 20 DN Việt Nam được xuất khẩu gạo thơm vào thị trường Mỹ, nhưng phần rủi ro cho DN rất lớn.

Ví dụ như trong năm 2014, một DN thành viên của Vinafood II đưa 1.000 tấn gạo thơm vào Mỹ đã lỗ hơn 4 tỷ đồng, do DN không kiểm tra được độ thuần của gạo thơm trước khi xuất khẩu nên bị đối tác trả hàng về.

Đặc biệt, vấn đề cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng ĐBSCL cũng cần được chú trọng.

Ở khu vực này có 4 nhóm nông sản lớn, gồm lúa gạo, trái cây và tôm, cá.

Nhóm nào cũng trên triệu tấn nhưng hệ thống giao thông vùng này lại quá yếu, không tải nổi số lượng nông sản này.

Có đến 80% lượng nông sản ở ĐBSCL muốn xuất khẩu phải đưa về TP.HCM khiến giá thành đội lên thêm từ 9 – 12 USD/tấn do phải gánh thêm chi phí vận tải.

Đây là vấn đề lớn, rất cấp bách nếu muốn nông nghiệp ĐBSCL thay đổi, phát triển trong những năm tới.


Có thể bạn quan tâm

Đừng để trái sầu riêng biến thành sầu chung Đừng để trái sầu riêng biến thành sầu chung

Việc cạnh tranh thu mua không lành mạnh giữa các thương lái, thiếu sự can thiệp của chính quyền đã để xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc.

17/09/2015
Hội thảo Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế Việt Nam Hội thảo Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế Việt Nam

Sáng 16-9, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế Việt Nam”.

17/09/2015
Giúp nông sản Việt vào siêu thị nông sản vào siêu thị, trăm điều khó Giúp nông sản Việt vào siêu thị nông sản vào siêu thị, trăm điều khó

Nông sản vào siêu thị, trăm điều khó Bên cạnh những hạn chế của khâu sản xuất, việc các siêu thị đặt ra quá nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá thành, chi phí... cũng khiến cho doanh nghiệp nản lòng khi đưa nông sản vào siêu thị.

17/09/2015
Giúp nông sản Việt vào siêu thị loay hoay tìm đầu ra cho nông sản Giúp nông sản Việt vào siêu thị loay hoay tìm đầu ra cho nông sản

Siêu thị không phải là kênh phân phối duy nhất để nông sản đến tay người tiêu dùng, nhưng đó là cách cần thiết để quảng bá sản phẩm thương hiệu và tạo đầu ra ổn định. Tuy nhiên, đường vào siêu thị của nhiều nông sản Việt hiện nay còn khá truân chuyên.

17/09/2015
Nuôi bò tót lai hướng đi hiệu quả cho ngành chăn nuôi Nuôi bò tót lai hướng đi hiệu quả cho ngành chăn nuôi

Bò tót lai sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh nếu bảo tồn tốt sẽ là nguồn gen quý hiếm, mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi địa phương.

17/09/2015