3 Tỉnh Dùng Máy Bẫy Đèn Theo Dõi Dịch Hại Trên Lúa

Cùng với Quảng Nam và Nghệ An, Nam Định là một trong ba tỉnh đầu tiên cả nước vừa đưa vào sử dụng máy bẫy đèn, hoạt động hoàn toàn tự động nhằm theo dõi dịch hại di cư trên lúa, thay thế việc điều tra đồng ruộng theo phương pháp thủ công.
Máy do Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam bàn giao cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định, đặt tại xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu.
Ông Vũ Minh Ngọc, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Hải Hậu là người trực tiếp được giao quản lý và vận hành máy bẫy đèn, cho biết máy nặng khoảng 300kg và có giá thành khoảng 100 triệu đồng. Máy hoạt động bằng điện lưới, gồm ba phần chính là đèn hút côn trùng, hệ thống sấy tự động và phần bán dẫn điện tử.
Thời gian khi trời tối (khoảng từ 18 giờ) máy sẽ tự động bật đèn hút côn trùng và đến 5 giờ sáng hôm sau tự ngắt. Côn trùng bị hút vào đèn sẽ rơi xuống phễu hứng dưới thân máy đèn. Tại đây côn trùng sẽ được sấy khô thông qua hệ thống sấy bằng nhiệt nóng với bốn mức nhiệt 15-20 độ C; 25-35 độ C; 45-55 độ C và 60-70 độ C.
Máy bẫy đèn có tất cả 8 túi đựng côn trùng được đánh số, mỗi ngày côn trùng được sấy khô theo sẽ rơi vào một túi vải riêng. Sau 8 ngày cán bộ kỹ thuật sẽ lấy côn trùng ra phân lập rày lưng trắng, rày nâu nhỏ, bướm cuốn lá, bướm đục thân hay bướm cắn ré.
Mẫu khô được lấy về ngâm cồn rồi chuyển thẳng lên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định để xét nghiệm xem âm tính hay dương tính với dịch hại. Máy đã giúp dự báo chuẩn mức độ sâu bệnh gây hại trên lúa so với bẫy đèn thủ công thông thường, từ đó khuyến cáo người nông dân phòng ngừa đúng cách, tránh lãng phí và hạn chế ô nhiễm môi trường./.
Có thể bạn quan tâm

Từ hai bàn tay trắng, giờ đây gia đình anh Nguyễn Vũ Ba, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có của ăn, của để từ nuôi thỏ.

Hiện đang là thời điểm thu hoạch rộ vụ quế của nông dân các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi). Người dân nơi đây đang rất phấn khởi do giá quế đầu vụ bất ngờ tăng mạnh. Mỗi ngày nhiều hộ khai thác từ 200-300kg vỏ quế, thu về tiền triệu, đời sống kinh tế cải thiện đáng kể.

Công ty Sino Agro Food của Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng trại nuôi tôm mà theo họ sẽ là trại nuôi tôm lớn nhất thế giới, dự kiến sản xuất 300.000 tấn tôm/năm sau khi hoàn thành trong thời gian 20 năm.

Trong vài năm qua, các quy trình thực hành quản lý tốt BMP (viết tắt Better Management Practices) đã và đang được đồng nhất hóa và phát triển trên cơ sở khoa học để bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với ngành nuôi tôm.

Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bình Đại có 1.655ha, từ xã Định Trung theo đường 883 đến ngã tư xã Thới Lai, vòng vào đường huyện đến ngã tư xã Vang Quới Đông. Đoạn kế tiếp, từ xã Vang Quới Đông đến xã An Hóa hướng ra sông Tiền.