Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 Tỉnh Dùng Máy Bẫy Đèn Theo Dõi Dịch Hại Trên Lúa

3 Tỉnh Dùng Máy Bẫy Đèn Theo Dõi Dịch Hại Trên Lúa
Ngày đăng: 13/04/2012

Cùng với Quảng Nam và Nghệ An, Nam Định là một trong ba tỉnh đầu tiên cả nước vừa đưa vào sử dụng máy bẫy đèn, hoạt động hoàn toàn tự động nhằm theo dõi dịch hại di cư trên lúa, thay thế việc điều tra đồng ruộng theo phương pháp thủ công.

Máy do Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam bàn giao cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định, đặt tại xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu.

Ông Vũ Minh Ngọc, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Hải Hậu là người trực tiếp được giao quản lý và vận hành máy bẫy đèn, cho biết máy nặng khoảng 300kg và có giá thành khoảng 100 triệu đồng. Máy hoạt động bằng điện lưới, gồm ba phần chính là đèn hút côn trùng, hệ thống sấy tự động và phần bán dẫn điện tử.

Thời gian khi trời tối (khoảng từ 18 giờ) máy sẽ tự động bật đèn hút côn trùng và đến 5 giờ sáng hôm sau tự ngắt. Côn trùng bị hút vào đèn sẽ rơi xuống phễu hứng dưới thân máy đèn. Tại đây côn trùng sẽ được sấy khô thông qua hệ thống sấy bằng nhiệt nóng với bốn mức nhiệt 15-20 độ C; 25-35 độ C; 45-55 độ C và 60-70 độ C.

Máy bẫy đèn có tất cả 8 túi đựng côn trùng được đánh số, mỗi ngày côn trùng được sấy khô theo sẽ rơi vào một túi vải riêng. Sau 8 ngày cán bộ kỹ thuật sẽ lấy côn trùng ra phân lập rày lưng trắng, rày nâu nhỏ, bướm cuốn lá, bướm đục thân hay bướm cắn ré.

Mẫu khô được lấy về ngâm cồn rồi chuyển thẳng lên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định để xét nghiệm xem âm tính hay dương tính với dịch hại. Máy đã giúp dự báo chuẩn mức độ sâu bệnh gây hại trên lúa so với bẫy đèn thủ công thông thường, từ đó khuyến cáo người nông dân phòng ngừa đúng cách, tránh lãng phí và hạn chế ô nhiễm môi trường./.


Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

06/05/2015
Chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả nhưng dễ phát sinh dịch bệnh Chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả nhưng dễ phát sinh dịch bệnh

Chăn nuôi quy mô nông hộ đang là hình thức phổ biến trên địa bàn tỉnh. Mô hình này đã giúp cải thiện thu nhập cho nhiều gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều mối nguy về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

06/05/2015
Những ngôi nhà yến tiền tỉ ở Quảng Ngãi Những ngôi nhà yến tiền tỉ ở Quảng Ngãi

Chấp nhận bỏ ra hàng tỉ đồng để đầu tư nhà yến, nhiều gia đình ở Quảng Ngãi đã kiếm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nghề nuôi yến

06/05/2015
Triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng gia súc, dịch tả heo Triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng gia súc, dịch tả heo

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nuôi khoảng 376.000 con heo, 25.500 con trâu bò và 31.000 con dê cừu. Để bảo vệ an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thú y phối hợp các địa phương triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng (LMLM) gia súc, dịch tả heo năm 2015 trên địa bàn tỉnh.

06/05/2015
Bay theo những cánh ong Bay theo những cánh ong

Cứ đến mùa, hàng ngàn hộ nuôi ong ở Đắk Lắk lại tất bật ngược xuôi khắp các tỉnh thành để mang ong đi đánh mật. Họ mải miết bay theo cánh ong, lấy trời đất, bốn bể là nhà, cuộc sống lênh đênh như những gã du mục.

06/05/2015