3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 6, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này.
Theo VASEP, có 3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc hai quý đầu năm tăng mạnh. Trước hết đó là, xuất khẩu khó khăn tại các thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường tiềm năng mới và lớn là Trung Quốc.
Thứ hai là, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu để sản xuất và xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng.
Thứ ba là, để phát triển bền vững ngành thủy sản trong nước, trong đó có khai thác biển, Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách, mới nhất là gói tín dụng trị giá 20 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra, một số chính sách khác cũng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu. Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này đẩy mạnh gia tăng nhập khẩu.
Theo VASEP, mặc dù, đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho cá tra Việt Nam, song hiện nay hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua con đường tiểu ngạch. Chỉ hơn 10% sản phẩm nhập khẩu được đưa vào các nhà hàng, phần lớn là tiêu thụ nội địa và dùng với mục đích khác.
Do đó, yêu cầu về chất lượng không được quá coi trọng tại thị trường này. Đây cũng là điểm rủi ro, thách thức và báo động về xuất khẩu cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung sang thị trường Trung Quốc.
VASEP nhận định, Trung Quốc chỉ là thị trường tiềm năng thay thế cho một số thị trường nhập khẩu lớn đang bị chững lại chứ không phải là thị trường xuất khẩu bền vững trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm năm 2015, các xã vùng hạ của huyện Châu Thành, tỉnh Long An thả nuôi hơn 1.231ha tôm các loại, trong đó, có hơn 490ha tôm sú, 740ha tôm thẻ và 1ha tôm càng xanh. Vụ 1, nông dân thả nuôi gần 570ha, vụ 2 gần 470ha, tôm nuôi vụ nghịch gần 200ha.

Tôm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Những năm vừa qua, mô hình lúa – tôm (Thoại Sơn - An Giang) từng bước mang lại hiệu quả cho nông dân.

Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh vừa phối hợp với Hội nông dân xã Hoàng Tân tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cua biển lột và cua gạch trong lồng cho 50 bà con nông dân trên địa bàn xã.

Ngày 10/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước (Cà Mau) tổ chức hội thảo chuyên đề một số giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm. Trên 100 nông dân nuôi tôm công nghiệp trong huyện tham dự.

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm: Thỏ, cá, chim bồ câu, lợn và dê nên nhiều năm nay gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, khu Đầu, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đạt hiệu quả kinh tế cao.