Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến

3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến
Ngày đăng: 14/08/2015

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 6, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này.

Theo VASEP, có 3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc hai quý đầu năm tăng mạnh. Trước hết đó là, xuất khẩu khó khăn tại các thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường tiềm năng mới và lớn là Trung Quốc.

Thứ hai là, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu để sản xuất và xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng.

Thứ ba là, để phát triển bền vững ngành thủy sản trong nước, trong đó có khai thác biển, Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách, mới nhất là gói tín dụng trị giá 20 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra, một số chính sách khác cũng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu. Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này đẩy mạnh gia tăng nhập khẩu.

Theo VASEP, mặc dù, đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho cá tra Việt Nam, song hiện nay hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua con đường tiểu ngạch. Chỉ hơn 10% sản phẩm nhập khẩu được đưa vào các nhà hàng, phần lớn là tiêu thụ nội địa và dùng với mục đích khác.

Do đó, yêu cầu về chất lượng không được quá coi trọng tại thị trường này. Đây cũng là điểm rủi ro, thách thức và báo động về xuất khẩu cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung sang thị trường Trung Quốc.

VASEP nhận định, Trung Quốc chỉ là thị trường tiềm năng thay thế cho một số thị trường nhập khẩu lớn đang bị chững lại chứ không phải là thị trường xuất khẩu bền vững trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển vùng chuyên canh rau Thống Nhất (Đồng Nai) Phát triển vùng chuyên canh rau Thống Nhất (Đồng Nai)

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) hiện có hơn 400 hécta đất trồng rau. Không chỉ được thị trường biết đến là vùng trồng rau với diện tích lớn, đa dạng về chủng loại của tỉnh mà Thống Nhất còn là địa phương có nhiều vùng rau đặc sản nổi tiếng xa gần.

11/04/2015
Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá

Giá mủ cao su xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua khiến người trồng cao su chặt phá loại cây này, chuyển đổi sang cây trồng khác…

11/04/2015
An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa

Để làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng diện tích ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú (An Giang) đã đề xuất các ngành chức năng có liên quan thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 tại xã Vĩnh Lộc (An Phú).

11/04/2015
Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp)

Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa phổ biến hiện nay kéo theo thay đổi phương thức trồng nấm rơm. Người trồng nấm rơm có sáng kiến đến tận ruộng thu rơm để sản xuất nấm rơm tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

11/04/2015
Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi

Mùa thu hoạch quế năm nay, đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung, bởi quế được giá. Ít cây gì ở miền núi lại cho thu nhập cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều bán được tiền, giá cao ngất ngưởng.

11/04/2015