284 tỉ đồng đầu tư dự án ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm tại Phù Cát (Bình Định)

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 284 tỉ đồng; tổng diện tích khoảng 48 ha, gồm 108 hồ nuôi tôm với 24 hồ chứa lắng xử lý nước và 12 hồ lắng - xử lý bùn.
Dự tính sản lượng tôm thẻ chân trắng hàng năm thu hoạch được là 2.700 tấn/2 vụ.
Theo kế hoạch, công trình sẽ triển khai trong 3 năm. Khi dự án đi vào sản xuất, sẽ đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động thường xuyên, liên tục.
Trước đó, ngày 30.6, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng thời, ban hành quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định tại Quyết định số 2355/QĐ-UBND.
Mục tiêu đến năm 2020, thủy sản Bình Định sẽ trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, với năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là vùng chuyên canh khoai lang với diện tích lớn và chất lượng nổi tiếng nhất, nhì khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mấy chục năm trước, sản phẩm khoai lang nơi đây được người dân chợ cầu Ông Lãnh – Sài Gòn, chợ Mỹ Tho, chợ Cần Thơ ưa chuộng và quen gọi là khoai lang Tân Quới

Khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn khó canh tác bằng cách trồng những cây ăn quả phù hợp, đưa thêm giống mới vào sản xuất, áp dụng mô hình VAC để làm giàu, là hướng đi đúng đã giúp gia đình anh Phan Quốc Hùng, ấp Tân Hưng, Tân Thới, huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), dựng nên cơ nghiệp vững vàng.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hiện nay diện tích trồng rau của cả nước vào khoảng 780 nghìn ha với năng suất bình quân 165 tạ/ha, đạt giá trị 650 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các giống rau lai F1 phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá thành hạt giống cao, chất lượng giống bấp bênh đã ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân.

Theo số liệu kiểm tra của các ngành chức năng, hiện nay Lâm Đồng có 44.159 ha rau sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap với sự hỗ trợ của Canađa, thông qua dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FaPQDCP)”.

UBND tỉnh Hải Dương vừa tổng kết mô hình thí điểm triển khai tại những vùng sản xuất bí ngô siêu ngọt tập trung ở 2 xã Toàn Thắng (Gia Lộc) và Hưng Thái (Ninh Giang).