284 tỉ đồng đầu tư dự án ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm tại Phù Cát (Bình Định)

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 284 tỉ đồng; tổng diện tích khoảng 48 ha, gồm 108 hồ nuôi tôm với 24 hồ chứa lắng xử lý nước và 12 hồ lắng - xử lý bùn.
Dự tính sản lượng tôm thẻ chân trắng hàng năm thu hoạch được là 2.700 tấn/2 vụ.
Theo kế hoạch, công trình sẽ triển khai trong 3 năm. Khi dự án đi vào sản xuất, sẽ đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động thường xuyên, liên tục.
Trước đó, ngày 30.6, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng thời, ban hành quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định tại Quyết định số 2355/QĐ-UBND.
Mục tiêu đến năm 2020, thủy sản Bình Định sẽ trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, với năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Đang vào đầu mùa lũ, các luồng đáy ở đầu nguồn chạy dính cá linh non, nhưng số lượng không nhiều nên giá rất đắt.

Ngày 23/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị trấn Phú Đa (Phú Vang) và Chi hội Nghề cá Thủy Định tổ chức thả 15 ngàn tôm sú giống tại Khu bảo vệ thủy sản Vũng Bùn (thị trấn Phú Đa), góp phần bảo vệ NLTS trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Thời gian qua, nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh khá phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ chế quản lý cộng đồng được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

Dư lượng kháng sinh trong NTTS gây nhiều thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.

Đó là kết luận của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản III - cơ quan thực hiện đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng (KST), nấm và vi khuẩn trên cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu chính thức.