27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu

27 tuổi, anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đang sở hữu gần 60 con trâu, trị giá tiền tỷ.
Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, tốt nghiệp lớp 12, Thiện không thi đại học mà xin bố mẹ vào Nam buôn bán phụ tùng xe máy. Năm 2009, đang ăn nên làm ra với khoản thu gần 400 triệu đồng/năm thì bố Thiện lấy lý do gia đình có việc rồi gọi anh về quê, nhưng thực ra là sợ con sống xa nhà lại sa vào con đường nghiện ngập, tệ nạn xã hội.
Về nhà, Thiện phụ giúp bố mẹ chăn trâu. Thấy đất đồng bị thu hồi cho dự án nhiều nhưng lại bỏ hoang không ai quản lý, tiếc của, Thiện nảy ý định mua thêm trâu nuôi để tận dụng nguồn cỏ tự nhiên. “Bàn bạc với bố và được bố đồng ý, tôi lặn lội lên tận Lương Sơn (Hòa Bình), Phú Thọ mua giống trâu về thả nuôi” - Thiện cho hay.
Thấy con nuôi trâu hiệu quả, bố mẹ giao lại đàn trâu cho con trai. Từ 10 con trâu của bố, Thiện đã nhân số lượng lên gần 60 con bố mẹ. Không chỉ nuôi trâu thịt, Thiện còn nuôi trâu để bán giống. “Tôi thả trâu ngoài đồng nên không mất tiền xây chuồng trại, lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn”- Thiện cho hay.
Với mỗi con trâu có trọng lượng 1,5 - 2 tạ, bán với giá trung bình 200.000 đồng/kg, một năm bán 30-40 con Thiện cũng có hơn 400 triệu đồng. Cộng thêm gần 200 triệu đồng bán 20 con trâu giống, mỗi năm anh bỏ túi gần 600 triệu.
Chia sẻ bí quyết chọn giống và chăm sóc trâu, Thiện thổ lộ: “Trâu phải chọn con khoang xoáy, tam sơn (khấu đuôi) càng thấp thì trâu nuôi càng nhanh béo. Đặc biệt phải chọn giống trâu ở các tỉnh nằm dọc theo sông Hồng, tránh nơi có đá vôi, khe núi như thế trâu mới thích nghi được với điều kiện ở địa phương mình. Đồng thời, thường xuyên theo dõi đàn trâu, phát hiện kịp thời bệnh để có cách điều trị, tránh lây lan cho cả đàn”.
Với những kinh nghiệm đúc kết từ 5 năm nuôi trâu, anh Thiện nói sẽ sẵn sàng trao đổi (qua số điện thoại: 0987.123.464) để bà con nông dân khắp mọi miền học tập.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Út, nông dân ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), canh tác 5 sào mì, ngao ngán: Vụ mì năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1.800đ/kg, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng mua ngay đến đó. Còn vụ này, giá mì tươi giảm mạnh, đầu vụ giá từ 1.400 - 1.500đ/kg, còn bây giờ rớt xuống 1.200 - 1.300đ/kg. Với mức giá này, nông dân trồng mì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ chứ không có lãi.

Từ những nghiên cứu, ứng dụng các TBKHKT đến trồng thực nghiệm để tìm ra những giống mới năng suất, chất lượng, qua đó, giới thiệu các giống mới đến với nông dân, giúp họ có thêm nhiều mùa vàng bội thu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho gia đình và địa phương.

Để nông dân làm quen dần với việc SX và ngày càng có nhiều sản phẩm rau an toàn, Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị, hỗ trợ xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) triển khai dự án xây dựng mô hình nhóm nông dân SX rau hữu cơ, với diện tích 6.300 m2. Sau một thời gian đã đem lại hiệu quả rõ rệt....

Năm 2014, huyện Mường Khương có kế hoạch trồng mới 218 ha chè tập trung, trong đó chè Ô long là 30 ha. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng chè theo khung thời vụ.

Ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là người đầu tiên thực hiện trồng 300 gốc đào tiên, dự kiến tết này tung ra thị trường khoảng 1.500 trái đào tiên hồ lô với giá bán từ 500.000 -700.000đ/trái. Theo vị chủ nhân này, vườn của ông trồng bưởi hồ lô và kết hợp trồng xen với đào tiên.