Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu

27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu
Ngày đăng: 22/02/2014

27 tuổi, anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đang sở hữu gần 60 con trâu, trị giá tiền tỷ.

Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, tốt nghiệp lớp 12, Thiện không thi đại học mà xin bố mẹ vào Nam buôn bán phụ tùng xe máy. Năm 2009, đang ăn nên làm ra với khoản thu gần 400 triệu đồng/năm thì bố Thiện lấy lý do gia đình có việc rồi gọi anh về quê, nhưng thực ra là sợ con sống xa nhà lại sa vào con đường nghiện ngập, tệ nạn xã hội.

Về nhà, Thiện phụ giúp bố mẹ chăn trâu. Thấy đất đồng bị thu hồi cho dự án nhiều nhưng lại bỏ hoang không ai quản lý, tiếc của, Thiện nảy ý định mua thêm trâu nuôi để tận dụng nguồn cỏ tự nhiên. “Bàn bạc với bố và được bố đồng ý, tôi lặn lội lên tận Lương Sơn (Hòa Bình), Phú Thọ mua giống trâu về thả nuôi” - Thiện cho hay.

Thấy con nuôi trâu hiệu quả, bố mẹ giao lại đàn trâu cho con trai. Từ 10 con trâu của bố, Thiện đã nhân số lượng lên gần 60 con bố mẹ. Không chỉ nuôi trâu thịt, Thiện còn nuôi trâu để bán giống. “Tôi thả trâu ngoài đồng nên không mất tiền xây chuồng trại, lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn”- Thiện cho hay.

Với mỗi con trâu có trọng lượng 1,5 - 2 tạ, bán với giá trung bình 200.000 đồng/kg, một năm bán 30-40 con Thiện cũng có hơn 400 triệu đồng. Cộng thêm gần 200 triệu đồng bán 20 con trâu giống, mỗi năm anh bỏ túi gần 600 triệu.

Chia sẻ bí quyết chọn giống và chăm sóc trâu, Thiện thổ lộ: “Trâu phải chọn con khoang xoáy, tam sơn (khấu đuôi) càng thấp thì trâu nuôi càng nhanh béo. Đặc biệt phải chọn giống trâu ở các tỉnh nằm dọc theo sông Hồng, tránh nơi có đá vôi, khe núi như thế trâu mới thích nghi được với điều kiện ở địa phương mình. Đồng thời, thường xuyên theo dõi đàn trâu, phát hiện kịp thời bệnh để có cách điều trị, tránh lây lan cho cả đàn”.

Với những kinh nghiệm đúc kết từ 5 năm nuôi trâu, anh Thiện nói sẽ sẵn sàng trao đổi (qua số điện thoại: 0987.123.464) để bà con nông dân khắp mọi miền học tập.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Và Rủi Ro Từ Tôm Thẻ Chân Trắng Hiệu Quả Kinh Tế Và Rủi Ro Từ Tôm Thẻ Chân Trắng

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.

12/04/2014
Ngành Chăn Nuôi Tái Cơ Cấu Theo Hướng Nào? Ngành Chăn Nuôi Tái Cơ Cấu Theo Hướng Nào?

Một lần nữa ngành chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao. Cách đây hai năm, ngành chăn nuôi cũng rơi vào khó khăn. Năm 2012, để cứu ngành này, nhiều ý kiến đề xuất gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Giờ đây, một đề xuất tương tự đang lặp lại.

12/04/2014
Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tập Trung Cách Làm Hiệu Quả Của Yên Thanh (Quảng Ninh) Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tập Trung Cách Làm Hiệu Quả Của Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nhiều người cho rằng để ao “trắng” như vậy khá là phí, khi mà ngay sau vụ tôm có thể nuôi kế vài loại cá khác. Thế nhưng theo ông Việt khẳng định, là người nuôi tôm có kinh nghiệm thì không nên tiếc rẻ như vậy, ngược lại nên chuẩn bị tốt các điều kiện để tập trung cho vụ nuôi mới.

01/08/2014
Nhãn Idor Bén Rễ Ở Vùng Đất Cù Lao Tân Thuận Đông (Đồng Tháp) Nhãn Idor Bén Rễ Ở Vùng Đất Cù Lao Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.

12/04/2014
Chưa Kiểm Soát Chặt Chẽ Chất Lượng Tôm Giống Chưa Kiểm Soát Chặt Chẽ Chất Lượng Tôm Giống

Trong sản xuất nông nghiệp, giống luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng. Còn trong nuôi thuỷ sản, con giống lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.

01/08/2014