25 Tấn Cá Tra Của Công Ty Hùng Vương Đã Được Giải Tỏa Tại Nga

Đại diện công ty thủy sản Hùng Vương cho biết, lô hàng bị ách tắc không phải do vấn đề chất lượng mà là do khâu in ấn bao bì bị in sai.
Vừa qua có thông tin 25 tấn cá basa filê đông lạnh của công ty cổ phần Hùng Vương bị Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga áp dụng biện pháp hạn chế tạm thời.
Cụ thể, TTXVN đưa tin, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.
Lô hàng cá này, sản xuất tại Nhà máy DL 308 của Tổng Công ty Hùng Vương (HV Corp.), nhập khẩu vào Nga vào thời điểm các nhà quản lý áp dụng qui định hạn chế tạm thời đối với sản phẩm do doanh nghiệp trên cung cấp. Lô hàng có trọng lượng 25 tấn. Toàn bộ lô hàng bị cấm nhập khẩu và làm thủ tục tái xuất.
Trước đó, Tòa án Trọng tài Moskva đã ủng hộ quan điểm của Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) trong vụ thao túng thị trường cung cấp cá basa từ Việt Nam. Các công ty không trung thực sẽ bị phạt hơn 30 triệu Rúp.
Sau thông tin này, chúng tôi đã liên hệ với công ty Thủy sản Hùng Vương và được biết đây là thông tin chưa chính xác. "Lô hàng bị ách tắc không phải do vấn đề chất lượng mà là do khâu in ấn bao bì bị in sai. Sau khi được phía cơ quan chức năng Nga thông báo, Hùng Vương đã khắc phục, đồng thời giải quyết xong vụ việc và hiện nay hàng đã vào nga", vị đại diện của Hùng Vương cho biết.
Bên cạnh đó, Hùng Vương cũng khẳng định việc lô hàng cá tra gặp trục trăc hoàn toàn không liên quan đến các biện pháp chống độc quyền của Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga.
Có thể bạn quan tâm

Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn thuộc xóm Chay - quê hương của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - là 6 trại nuôi dế vàng của anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi, ngụ thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…

Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở vùng ven biển Kim Sơn (Ninh Bình), không ai quên nhắc đến cái tên Bùi Duy Hiển, xóm 5, xã Kim Tân. “Bén duyên” với nghề nuôi ong gần 10 năm nay, hiện giờ trong vườn nhà ông lúc nào cũng có trên 100 đàn ong khỏe mạnh, sản lượng mật hàng năm xấp xỉ 1,5 tấn với thu nhập gần 140 triệu đồng/năm.

Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.