24.000 lao động nông thôn Hải Phòng được đào tạo nghề

Trong số đó, hơn 16.000 người được đào tạo. Số còn lại được các chương trình lồng ghép hỗ trợ học nghề như chương trình khuyến công, đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015 và đề án hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề, tạo việc làm.
Khoảng 80% số lao động có việc làm sau khi tham gia các lớp học nghề trên. Nhiều mô hình đào tạo nghề mang lại hiệu quả rõ rệt như các nhóm nghề trong nông nghiệp (kỹ thuật trồng cây vụ đông), các làng nghề truyền thống...
Các chương trình đào tạo nghề được đánh giá là phù hợp với nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm chưa bền vững, chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế cả về kiến thức và kỹ năng làm việc. Đặc biệt, số người bị thu hồi đất ở các khu, cụm công nghiệp được hỗ trợ đào tạo nghề còn ít. Trong 5 năm qua, con số này chưa đến 500 người.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề. Đồng thời, lồng ghép hoat động đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, đề án khác...
Có thể bạn quan tâm

Từ thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các xã Avương, Bhalêê, Atiêng, Lăng... đã thấy mây được tập kết trước nhà của người dân trong các bản làng...

Đây là số tiền mua bò được trích từ nguồn quyên góp ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Nghệ An để giúp đỡ các xã nghèo biên giới phát triển kinh tế.

Tại huyện Châu Thành (An Giang), giá bán bắp cải tại ruộng chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg. Nhiều người không bán được đã đem đổ xuống sông hoặc cho bò ăn.

Mỗi khi mùa thu hoạch lúa đến, các cánh đồng phủ một màu vàng ươm thì người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “một nắng, hai sương” của người nông dân. Ít ai biết đóng góp cho thành quả ấy là công của những người phun thuốc thuê. Họ đã phải đổi sức khỏe để lấy thu nhập.

Liên tục mấy năm qua, nông dân nuôi cá tra và tôm sú ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và giá cả bấp bênh khiến người nuôi thua lỗ, treo ao. Nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, hai mặt hàng thủy sản chủ lực này luôn hút hàng, giá tăng mạnh, nguồn cung không đủ.