24.000 lao động nông thôn Hải Phòng được đào tạo nghề

Trong số đó, hơn 16.000 người được đào tạo. Số còn lại được các chương trình lồng ghép hỗ trợ học nghề như chương trình khuyến công, đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015 và đề án hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề, tạo việc làm.
Khoảng 80% số lao động có việc làm sau khi tham gia các lớp học nghề trên. Nhiều mô hình đào tạo nghề mang lại hiệu quả rõ rệt như các nhóm nghề trong nông nghiệp (kỹ thuật trồng cây vụ đông), các làng nghề truyền thống...
Các chương trình đào tạo nghề được đánh giá là phù hợp với nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm chưa bền vững, chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế cả về kiến thức và kỹ năng làm việc. Đặc biệt, số người bị thu hồi đất ở các khu, cụm công nghiệp được hỗ trợ đào tạo nghề còn ít. Trong 5 năm qua, con số này chưa đến 500 người.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề. Đồng thời, lồng ghép hoat động đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, đề án khác...
Có thể bạn quan tâm

Một trong những khó khăn lớn hiện nay của sản xuất nông nghiệp và cũng là khó khăn của nông dân là tiêu thụ nông sản. Do không có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững, người nông dân hiện đang rất bị thua thiệt bởi tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” triền miên.

Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.

Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.

Nhờ bán được giá cao, đối với dưa không hạt 10.000 đồng/kg, còn dưa có hạt 6.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, nên mỗi héc-ta sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Đây là loại khoai có chất lượng ngon, người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nếu một số loại khoai khác tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh thì khoai lang Dương Ngọc luôn ổn định giá cả và năng suất. Vì vậy, người dân nơi đây đã gắn bó với giống khoai này trên 15 năm.