24.000 lao động nông thôn Hải Phòng được đào tạo nghề

Trong số đó, hơn 16.000 người được đào tạo. Số còn lại được các chương trình lồng ghép hỗ trợ học nghề như chương trình khuyến công, đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015 và đề án hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề, tạo việc làm.
Khoảng 80% số lao động có việc làm sau khi tham gia các lớp học nghề trên. Nhiều mô hình đào tạo nghề mang lại hiệu quả rõ rệt như các nhóm nghề trong nông nghiệp (kỹ thuật trồng cây vụ đông), các làng nghề truyền thống...
Các chương trình đào tạo nghề được đánh giá là phù hợp với nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm chưa bền vững, chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế cả về kiến thức và kỹ năng làm việc. Đặc biệt, số người bị thu hồi đất ở các khu, cụm công nghiệp được hỗ trợ đào tạo nghề còn ít. Trong 5 năm qua, con số này chưa đến 500 người.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề. Đồng thời, lồng ghép hoat động đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, đề án khác...
Có thể bạn quan tâm

Chiều 1.10, ông Tô Thái Ninh- Phó phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước (Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương) cho biết:

Giá thu mua tại vườn chỉ 2.000 đồng nhưng giá bán hồng giòn, hồng trứng Đà Lạt tại Hà Nội có lúc đã lên tới 55.000 đồng/kg, cao gấp hơn 20 lần.

Những ngày qua, hàng trăm hộ nuôi tôm hùm trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) như ngồi trên đống lửa bởi tôm chết hàng loạt.

Đại diện hệ thống siêu thị Co.opmart cho biết, do nhu cầu mở rộng siêu thị và hỗ trợ các HTX, Co.opmart đang tăng cường tiêu thụ rau sạch cho các HTX ở TP.HCM.

Kính gửi: Các cấp Hội Nông dân Việt Nam, Quý doanh nghiệp, các nông dân Việt Nam xuất sắc, bạn đọc…