24.000 lao động nông thôn Hải Phòng được đào tạo nghề

Trong số đó, hơn 16.000 người được đào tạo. Số còn lại được các chương trình lồng ghép hỗ trợ học nghề như chương trình khuyến công, đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015 và đề án hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề, tạo việc làm.
Khoảng 80% số lao động có việc làm sau khi tham gia các lớp học nghề trên. Nhiều mô hình đào tạo nghề mang lại hiệu quả rõ rệt như các nhóm nghề trong nông nghiệp (kỹ thuật trồng cây vụ đông), các làng nghề truyền thống...
Các chương trình đào tạo nghề được đánh giá là phù hợp với nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm chưa bền vững, chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế cả về kiến thức và kỹ năng làm việc. Đặc biệt, số người bị thu hồi đất ở các khu, cụm công nghiệp được hỗ trợ đào tạo nghề còn ít. Trong 5 năm qua, con số này chưa đến 500 người.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề. Đồng thời, lồng ghép hoat động đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, đề án khác...
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Dẫu rằng, nhu cầu tiêu thụ bắp lai của thị trường trong nước rất lớn nhưng giá bắp nông dân bán tại ruộng thì lại rất “bèo” khi vào thu hoạch.

Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20m, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 1.644 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ước khai thác biển đạt 1.542 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ.

Nhiều năm qua, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đã biết đến vị ngọt đặc trưng của trái quýt đường tại vùng đất Hậu Giang, mà điển hình là thương hiệu quýt đường Long Trị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do một vài nguyên nhân khách quan và việc thay đổi tập quán canh tác nên vô tình người dân đang đánh mất dần vị ngọt vốn có của quýt đường.

Theo Chi cục NTTS tỉnh, nhờ tập trung công tác chỉ đạo mùa vụ nuôi các đối tượng thủy sản hợp lý, qua hơn 6 tháng đầu năm đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết các đối tượng nuôi nước ngọt, nước mặn và hải đặc sản đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, trong đó nổi bật là nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống.