20 Triệu Đồng Một Gốc Đinh Lăng 62 Tuổi Ở Hà Nội

Có tuổi đời hơn 60 năm, gốc đinh lăng được người chủ buôn bán với giá 20 triệu đồng cho một khách ở Quốc Oai, Hà Nội.
Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.
Gốc đinh lăng nặng 29 kg, được mua tại một vườn nhà dân ở Ba Vì, Hà Nội. Trong ngày dỡ cây này, nhiều khách hàng của anh Hùng đã gọi điện trả giá 10 - 17 triệu nhưng anh không bán. Sau đó, anh nhận lời bán cho một khách quen cùng quê với giá 20 triệu đồng. "Gốc đinh lăng có tuổi đời mấy chục năm không dễ gì mua được. Hơn nữa gốc rất đẹp, màu sáng, bán giá 20 triệu đồng cho khách quen cùng làng. Thực tế gốc đinh lăng này có thể bán mức giá 40 - 50 triệu đồng", anh nói.
Gốc cây này có tuổi đời 62 năm, thân cao hơn 3m, rễ dài. Người khách mua về ngâm cùng 450 lít rượu nếp. Anh Hùng cho biết, anh cũng là người trực tiếp nấu rượu phục vụ cho khách của mình, mỗi lít rượu nếp giá bán 45.000 đồng.
Anh Hùng thường đi các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,...cho đến Hà Giang, Mộc Châu để mua những gốc đinh lăng về đi bán dạo hoặc đổ buôn cho những đại lý thuốc ngâm, thuốc bắc. Theo anh, giá trị gốc đinh lăng được tính theo tuổi đời và màu sắc của rễ.
Gốc càng lâu năm càng đắt tiền. Thường 1 gốc đinh lăng có tuổi đời 2 - 3 năm giá từ 200.000 đến 300.000 đồng, 5 năm giá khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng, những gốc trên 10 năm giá lên đến tiền triệu. Tuy nhiên, những gốc lâu năm ngày càng hiếm.
Theo anh Hùng, làm nghề săn lùng và bán đinh lăng cũng nhờ may rủi. Ngày nào may mắn thì mua được gốc đẹp, giá trị cao. Gốc trên 50 năm rất hiếm, gốc 15 - 20 năm phổ biến hơn, giá dao động 8 - 10 triệu đồng/gốc.
Khách mua gốc đinh lăng chủ yếu là người có thu nhập khá, thường độ tuổi trung niên, mua về ngâm rượu, gốc nhỏ để nấu nước uống. Tuỳ vào khách thương lượng mà người buôn thu được lời. "Có những gốc mình chỉ mua vài trăm nghìn nhưng bán giá tiền triệu. Trong khi, những gốc mua giá cao chỉ lãi không đáng kể. Riêng những hàng độc, hiếm, gốc thọ có thể lời tiền triệu hoặc chục triệu là chuyện thường", anh Hùng nói.
Anh Trung, bán cây cảnh ở Hà Nội cho biết, trước cũng một thời gian buôn đinh lăng. "Nhưng trong số những anh em bán hàng thuê với nhau, chỉ có 'Hùng đinh lăng' là buôn được nghề này, anh lùng gốc lăng rất giỏi", anh Trung chia sẻ.
Cây đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, là cây gỗ nhỏ, không lông, không gai. Do có những tính chất như nhân sâm nhưng là loại cây dễ trồng, dễ tìm nên người dân có thể trồng và sử dụng. Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là "cây Sâm của người nghèo". Thân, rễ đinh lăng thường để ngâm rượu hoặc sắc nước uống.
Có thể bạn quan tâm

Năng động, chịu tìm tòi, học hỏi… Đặng Nhật Trường, 24 tuổi, ngụ ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đột phá khi đưa giống gà Đông Tảo về nuôi ở vùng nông thôn huyện Cờ Đỏ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho nhiều thanh niên nông thôn cơ hội vươn lên.

Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.

Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.

Theo anh thì gà sao có sức đề kháng dịch bệnh rất cao nên ít bị hao hụt, ngoài ra rất háo ăn, mau lớn, gà con sau 20 ngày tuổi có thể chuyển từ thức ăn tấm cám sang thức ăn công nghiệp hoặc lúa, bắp. Riêng phần chuồng trại cũng đơn giản không cần kiên cố, chủ yếu làm bằng cây lá để gà có chỗ trú mưa, tránh nắng.

Trong đó, gà lông gần 770 nghìn con, còn lại là gà chế biến. Thị trường tiêu thụ gà tương đối thuận lợi, giá từ 65 - 75 nghìn đồng/kg gà lông; 120 - 145 nghìn đồng/kg gà chế biến, người dân lãi từ 15 - 17 triệu đồng/1.000 con.