20% Thủy Sản Của Australia Là Nhập Khẩu Từ Việt Nam

Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ ba về thủy sản cho thị trường Australia.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, do nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung đã vượt xa khả năng sản xuất, hàng năm, Australia nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Trong đó Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ ba sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần.
Dự kiến, thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của quốc gia này còn tăng hơn nữa và là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tôm là loại hải sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia với hơn 50.000 tấn mỗi năm. Australia nhập khẩu khoảng 25.000 tấn và lượng cung cấp còn lại từ các nhà nuôi trồng và đánh bắt địa phương.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp hơn và chất lượng ngày càng được cải thiện.
Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 128 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012 và đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 6 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Do Australia là thị trường có nhiều quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học, vì thế, Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến cáo, để chinh phục và dần chiếm ưu thế tại thị trường Australia, giải pháp ưu việt nhất là các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa vào Australia hàng thủy sản có chất lượng cao và xuất xứ tốt, không kém hơn sản phẩm nội địa.
Ngoài ra, muốn thực sự hiểu thị trường, các nhà cung cấp Việt Nam cũng nên đi thăm và dành thời gian để hiểu người tiêu dùng nghĩ gì, từ đó tìm giải pháp phù hợp cho hệ thống bán buôn và bán lẻ tại Australia.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

Hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức với ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia khi hàng rào thuế quan xóa bỏ, thuế xuất nhập khẩu các loại sản phẩm sẽ trở về “con số 0”.

Cam Tuyền là xã thuộc vùng gò đồi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết người dân trong xã đều chăn nuôi bò theo lối chăn thả tự nhiên, tổng đàn bò khá lớn nhưng hiệu quả thu được không cao do lượng thức ăn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu (đàn bò mới được đáp ứng từ khoảng 50% đến 70% nhu cầu dinh dưỡng cần có); khả năng phát triển đồng cỏ hạn chế do không có đất dành riêng cho mục đích chăn nuôi.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa công bố top 50 món ăn đặc sản, ẩm thực Việt Nam lần thứ ba – 2015. Trong đó có 2 loại rau củ của Vĩnh Long là khoai lang và xà lách xoong.

Mô hình trồng rau rừng xen canh đã cho nhiều gia đình nguồn thu thường xuyên trong năm.