20% Thủy Sản Của Australia Là Nhập Khẩu Từ Việt Nam

Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ ba về thủy sản cho thị trường Australia.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, do nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung đã vượt xa khả năng sản xuất, hàng năm, Australia nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Trong đó Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ ba sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần.
Dự kiến, thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của quốc gia này còn tăng hơn nữa và là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tôm là loại hải sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia với hơn 50.000 tấn mỗi năm. Australia nhập khẩu khoảng 25.000 tấn và lượng cung cấp còn lại từ các nhà nuôi trồng và đánh bắt địa phương.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp hơn và chất lượng ngày càng được cải thiện.
Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 128 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012 và đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 6 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Do Australia là thị trường có nhiều quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học, vì thế, Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến cáo, để chinh phục và dần chiếm ưu thế tại thị trường Australia, giải pháp ưu việt nhất là các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa vào Australia hàng thủy sản có chất lượng cao và xuất xứ tốt, không kém hơn sản phẩm nội địa.
Ngoài ra, muốn thực sự hiểu thị trường, các nhà cung cấp Việt Nam cũng nên đi thăm và dành thời gian để hiểu người tiêu dùng nghĩ gì, từ đó tìm giải pháp phù hợp cho hệ thống bán buôn và bán lẻ tại Australia.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.477 ha lúa xuân bị nhiễm rầy, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

Vụ khoai mỡ năm 2015, nông dân vùng Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước (Tiền Giang) xuống giống được 413 ha. Đầu tháng 5/2015, bà con đã thu hoạch được tổng cộng 350 ha, đạt trên 70% diện tích. Khoai mỡ trúng mùa, được giá, nông dân lãi cao, rất phấn khởi.

Hồ tiêu trở thành hiện tượng cá biệt so với các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam khi điệp khúc “được mùa, mất giá” không diễn ra từ năm 2007 đến nay. Giá hồ tiêu nông dân bán luôn ở mức cao và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, hiện nay ở mức cao kỷ lục 200.000 đồng/kg.

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.