2 Tôm 1 Lúa

Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho hay, năm 2013 bình quân mô hình tôm - lúa, người dân có tổng thu khoảng 100 triệu đồng/ha.
Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.
Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho hay, năm 2013 bình quân mô hình tôm - lúa, người dân có tổng thu khoảng 100 triệu đồng/ha. Trong đó, vụ nuôi tôm sú thu được 300 - 350 kg/ha (70 - 75 triệu đồng), vụ lúa đạt 5 tấn/ha (25 triệu đồng). Sau khi trừ chi phí cho thu lãi 70 - 80 triệu đồng/ha.
Con tôm càng xanh rất thích hợp với môi trường nơi đây, mang lại cho người dân thêm một nguồn thu đáng kể. Hiện mô hình 2 tôm - 1 lúa phát triển mạnh ở các xã Trí Phải, Biển Bạch Ðông, Tân Bằng, Trí Lực.
Với diện tích 3 ha, anh Nguyễn Thanh Tùng ở xã Biển Bạch Ðông thả nuôi 20.000 con giống, thu về lợi nhuận khoảng 35 triệu đồng. Năm nay, gia đình thả 25.000 con giống. Hiện tôm phát triển tốt, hứa hẹn anh sẽ có nguồn thu cao hơn vào cuối năm.
Anh Tùng chia sẻ kinh nghiệm: “Ðể bắt tay vào vụ nuôi mới, cần chuẩn bị khâu diệt cá tạp trên ruộng để tránh hao hụt lượng tôm giống. Chú ý rửa mặn sao cho độ mặn giảm còn khoảng 5 phần nghìn để tôm con có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Trước khi thả tôm giống, bà con vèo tôm trên ruộng từ 5 - 7 ngày, cho ăn bằng cá bột xay nhuyễn, sau đó bung thả ra ruộng. Khoảng 1 tháng sau tiếp tục đưa nước ngọt vào giảm độ mặn xuống và tiến hành cấy lúa”.
Nói về hiệu quả từ mô hình tôm lúa xen tôm mang lại, anh Nguyễn Văn Bình, một hộ dân ở xã Trí Phải tâm sự, kết hợp nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa không chỉ mang lại thức ăn tự nhiên, tốt cho con tôm bằng những lá lúa, rễ lúa mà còn bổ trợ cho cây lúa ít bệnh hơn, tạo ra sản phẩm tôm sạch, lúa sạch.
Bởi nuôi tôm càng xanh bắt buộc người dân không được sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ làm chết tôm. Không chỉ vậy, xen canh trên cùng diện tích giúp hạn chế được dịch bệnh.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho biết, năm 2013 diện tích thả xen tôm càng xanh trong vụ lúa trong của huyện gần 500 ha, tập trung nhiều ở hai xã Trí Phải và Biển Bạch Đông.
Có thể bạn quan tâm

Điểm lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhiều người không khỏi giật mình khi các cơ sở tư nhân đang chiếm lĩnh thị trường.

Song công nghiệp hóa sản xuất, chế biến trứng ở châu Á lại chưa phát triển và châu Á lại cũng là nơi bùng phát nhiều nhất trên thế giới về dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng đến độ an toàn của sản phẩm trứng.

Thiết bị “4 trong 1” này là sáng tạo của ông Nguyễn Văn Hai ở phường Xuân An, TP.Phan Thiết, Bình Thuận sẽ được T.Ư Hội NDVN trao giải Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ III, nhân Hội nghị NDSXKD giỏi lần này.

Lượng giống đậu tương cần 1,5 - 2kg/sào Bắc bộ. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như: DT 99 và DT 12 có thời gian sinh trưởng 72 - 75 ngày. Làm mạ đậu tương: Cần 5- 6 m2 đất mạ cho 1 sào Bắc bộ. Dùng cát 70% + đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10cm trên nền đất cứng. Sử dụng 1,5 - 2kg giống tốt để làm mạ cho 1 sào Bắc bộ. Trải đất + cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước.

Dự án Khôi phục và quản lý rừng bền vững (còn gọi là Dự án KfW6) do Chính phủ Đức hỗ trợ vốn được triển khai tại Bình Định từ năm 2006. Đến nay dự án đã cho hiệu quả khả quan...