2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm

Chỉ không đầy 2 sào đất nhưng vườn trồng nấm của anh Đỗ Văn Thảo (42 tuổi), ngụ thôn 7, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) thu lợi hơn 300 triệu đồng.
Năm 2009, sau khi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một số hộ nông dân trong và ngoài tỉnh, anh Đỗ Văn Thảo mạnh dạn vay vốn dựng trại trồng nấm trên diện tích 2 sào đất vườn.
Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.
Theo anh Thảo, để có năng suất người trồng nấm phải đảm nhiệm và làm được 3 công đoạn. Công đoạn công phu và tốn công sức nhất là đóng bịch phôi, khử trùng và cấy meo giống. Tùy theo thời tiết mà mỗi loại nấm có chế độ tưới nước khác nhau. Đối với nấm bào ngư, mỗi ngày tưới 1 lần và sau 1 tháng là cho thu hoạch liên tục từ 1 - 3 lần.
Nấm mèo cách 7 - 10 ngày tưới 1 lần và sau 3 tháng thì thu hoạch. Tỷ lệ bịch phôi ra nấm đạt 90 - 95%. Một số bịch không đạt do mắc bệnh mốc xanh. Nguyên nhân là do hấp chưa đủ nhiệt, hoặc nhiễm khuẩn từ nguồn nước, môi trường. Nấm không có thuốc trị bệnh nên người trồng khi thấy xuất hiện bệnh thì loại bỏ để tránh lây lan.
Nấm bào ngư cho thu hoạch khoảng 0,7kg/bịch với giá 24 ngàn đồng/kg. Nấm mèo cho thu hoạch khoảng 60g nấm khô/bịch với giá dao động 80 - 100 ngàn đồng/kg. Hiện gia đình anh Thảo trồng 20.000 bịch nấm bào ngư, 80.000 bịch nấm mèo. Ngoài ra, anh còn trồng nấm linh chi, nhưng hiện loại nấm này khó tìm đầu ra nên chỉ trồng với khối lượng ít để phục vụ gia đình. Hiện gia đình anh Thảo thu về hơn 300 triệu đồng mỗi năm và giải quyết việc làm cho 5 lao động.
Gia đình anh Thảo còn sắm được chảo hấp bịch phôi với kinh phí trên 100 triệu đồng. Vì thế, ngoài trồng nấm, mỗi ngày gia đình anh còn sản xuất 2.000 - 3.000 bịch phôi nấm mèo và bào ngư đã cấy meo để cung ứng ra thị trường với giá 2.400 đồng/bịch. Ngoài gia đình anh Thảo thì ở ấp 7, xã Tân Thành có nhiều hộ trồng nấm với quy mô 50 - 100 ngàn bịch. Đầu ra 2 loại nấm này hiện không khó, tuy nhiên mùn cưa ngày càng khan hiếm và giá cao (500 ngàn đồng/m3).
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.