2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm

Chỉ không đầy 2 sào đất nhưng vườn trồng nấm của anh Đỗ Văn Thảo (42 tuổi), ngụ thôn 7, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) thu lợi hơn 300 triệu đồng.
Năm 2009, sau khi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một số hộ nông dân trong và ngoài tỉnh, anh Đỗ Văn Thảo mạnh dạn vay vốn dựng trại trồng nấm trên diện tích 2 sào đất vườn.
Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.
Theo anh Thảo, để có năng suất người trồng nấm phải đảm nhiệm và làm được 3 công đoạn. Công đoạn công phu và tốn công sức nhất là đóng bịch phôi, khử trùng và cấy meo giống. Tùy theo thời tiết mà mỗi loại nấm có chế độ tưới nước khác nhau. Đối với nấm bào ngư, mỗi ngày tưới 1 lần và sau 1 tháng là cho thu hoạch liên tục từ 1 - 3 lần.
Nấm mèo cách 7 - 10 ngày tưới 1 lần và sau 3 tháng thì thu hoạch. Tỷ lệ bịch phôi ra nấm đạt 90 - 95%. Một số bịch không đạt do mắc bệnh mốc xanh. Nguyên nhân là do hấp chưa đủ nhiệt, hoặc nhiễm khuẩn từ nguồn nước, môi trường. Nấm không có thuốc trị bệnh nên người trồng khi thấy xuất hiện bệnh thì loại bỏ để tránh lây lan.
Nấm bào ngư cho thu hoạch khoảng 0,7kg/bịch với giá 24 ngàn đồng/kg. Nấm mèo cho thu hoạch khoảng 60g nấm khô/bịch với giá dao động 80 - 100 ngàn đồng/kg. Hiện gia đình anh Thảo trồng 20.000 bịch nấm bào ngư, 80.000 bịch nấm mèo. Ngoài ra, anh còn trồng nấm linh chi, nhưng hiện loại nấm này khó tìm đầu ra nên chỉ trồng với khối lượng ít để phục vụ gia đình. Hiện gia đình anh Thảo thu về hơn 300 triệu đồng mỗi năm và giải quyết việc làm cho 5 lao động.
Gia đình anh Thảo còn sắm được chảo hấp bịch phôi với kinh phí trên 100 triệu đồng. Vì thế, ngoài trồng nấm, mỗi ngày gia đình anh còn sản xuất 2.000 - 3.000 bịch phôi nấm mèo và bào ngư đã cấy meo để cung ứng ra thị trường với giá 2.400 đồng/bịch. Ngoài gia đình anh Thảo thì ở ấp 7, xã Tân Thành có nhiều hộ trồng nấm với quy mô 50 - 100 ngàn bịch. Đầu ra 2 loại nấm này hiện không khó, tuy nhiên mùn cưa ngày càng khan hiếm và giá cao (500 ngàn đồng/m3).
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn Quảng Trị, vụ đông xuân năm 2014-2015 có nền nhiệt độ bằng hoặc ấm hơn trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng không kéo dài và nhiệt độ cũng không xuống thấp như các vụ đông xuân trước, vào các tháng cuối vụ xuất hiện nắng nóng cục bộ. Lượng mưa toàn vụ đông xuân năm nay ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn TBNN cùng kỳ.

Ngược về xã Văn Yên, địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp thường thiếu nước vào vụ xuân nên làm đất cấy vụ xuân thường gặp rất nhiều khó khăn như cánh đồng xóm Núi (xóm Núi), cánh đồng Kỹ Thuật (xóm Cầu Găng, xóm Đinh) nhưng năm nay nguồn nước thuận lợi nên người dân đã làm đất được hơn 70% diện tích đất.

Kết quả bước đầu cho thấy giống khoai tây Dimant phát triển khá, ít sâu bệnh, có năng suất cao, màu sắc củ vàng, đẹp, chất lượng thơm ngon. Qua hơn 3 tháng thực hiện, đến nay mô hình trồng khoai tây vụ đông ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 150 đến 170 tạ/ha. Với giá bán bình quân hiện nay từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, nông dân thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/sào, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và ngô.

Vẫn là những người nông dân ấy, vẫn là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nhưng, bàn tay “bà đỡ” đang giúp những người nông dân được tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại, có ứng dụng khoa học - kỹ thuật, được trở thành một nhân tố trong chuỗi liên kết sản xuất, để rồi đây, họ có cơ hội vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Táo ở Bàng La được nhiều người dân đất cảng ưa thích bởi có vị ngọt thanh, giòn, thơm, mọng nước mà hiếm loại táo ở nơi khác có được. Về mảnh đất ven biển dịp này là những chiếc xe máy chở táo đi lại tấp nập dọc con đường dẫn vào vườn táo đầy quả đang chuyển màu vàng nhạt chờ tay người hái.