2 giống lúa mới

Giống AIQ1102 do trung tâm chọn tạo, được Bộ NN-PTNT công nhận cho SX thử tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ; có thời gian sinh trưởng từ 92 - 94 ngày (vụ mùa), ngắn hơn giống đối chứng Bắc thơm số 7 và Sơn Lâm 2 từ 8 - 10 ngày.
Giống lúa Sơn Lâm 2 cũng được Bộ NN-PTNT công nhận SX thử; có thời gian sinh trưởng từ 98 - 100 ngày, tương đương với Bắc thơm số 7.
Tiềm năng năng suất của Sơn Lâm 2 và AIQ1102 cao hơn so với Bắc thơm số 7. Năng suất dự kiến thu được từ 60 - 65 tạ/ha đối với giống Sơn Lâm 2, từ 58 - 63 tạ/ha với giống AIQ 1102, cao hơn Bắc thơm số 7 từ 8 - 10 tạ/ha.
Hai giống lúa Sơn Lâm 2 và AIQ1102 bước đầu cho thấy phù hợp với đồng đất của xã Dân Chủ và các địa phương có điều kiện tương tự.
Thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng mô hình 2 giống lúa Sơn Lâm 2 và AIQ1102 trên các vùng sinh thái để có kết luận chính xác và bổ sung vào cơ cấu mùa vụ tiếp theo nhằm làm phong phú bộ giống lúa chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Duy đã từ chối rất nhiều cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài với mức lương vài ngàn “đô” để đi tìm một hướng kinh doanh riêng liên quan đến nông nghiệp.

Hôm rồi, nhận được thông tin nóng sốt rằng tổ hợp nông dân huyện Đơn Dương và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng vừa được trao chứng nhận VietGAP và có tổ chức một buổi lễ ra mắt khá hoành tráng, tôi tức tốc lên đường đến gặp họ để cùng được ra đồng, để xem họ làm rau VietGAP như thế nào.

Anh Ba Hùng (ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) trồng 4,5 công (1.000m2/công) đậu bắp, trong đó có 2,5 công trồng xen ớt. Nhờ cần cù chăm chỉ, biết áp dụng kỹ thuật canh tác mới, lại thêm đậu bắp và ớt được giá nên vụ rẫy này hứa hẹn cho thu lãi khá.

Các nhà khoa học dự báo: khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là nước biển dâng. Dự án CLUES ra đời, được triển khai ở 4 tỉnh An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu. Dự án này đánh giá sự tổn thương và các tác động đến sử dụng đất, sự thích ứng của các hệ thống canh tác lúa…
Anh Nông Tấn Dí ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trước đây chủ yếu sản xuất lúa thương phẩm, nhưng việc canh tác không mang lại hiệu quả cao do sử dụng lúa thịt để làm lúa giống.