2,9 Triệu Tấn Gạo Của Thái Lan Mất Tích

Theo truyền thông địa phương, Chính quyền quân sự Thái Lan vừa hạ lệnh ngừng giao hàng để kiểm tra 1.800 kho gạo trong cả nước sau khi Bộ Tài chính báo cáo rằng hiện thiếu 2,9 triệu tấn gạo trong các kho.
Bộ Thương mại Thái phủ nhận việc gạo bị thiếu trong kho, bộ này cho rằng số gạo đó có thể đã hao hụt trên lộ trình từ nhà máy đến kho hàng.
Hiện xuất khẩu gạo của Thái đang bị gián đoạn bởi quyết định tạm ngừng của Chính quyền quân sự nhằm kiểm tra tất cả các giao dịch đã được thực hiện tại các kho hàng.
Trong một tuyên bố gần đây của Chính quyền quân sự Thái cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia (NCPO) không có kế hoạch tiếp tục chính sách cầm cố lúa gạo do Chính phủ Yingluck đưa ra. Tuy nhiên, NCPO không hề nhắc đến việc liệu có giải pháp khác hỗ trợ nông dân trồng lúa hay không?
Trong khi đó, trong cuộc thăm dò được tiến hành hồi 11-12/6/2014 của Viện Quản lý phát triển Quốc gia (NIDA), có tới 56,35% số người được hỏi tỏ ý kiến NCPO nên tiếp tục chương trình cầm cố lúa gạo nhưng giữ giá sát giá thị trường, 22,35% cho biết nên loại bỏ chương trình này và 17,49% cho rằng nên tiếp tục thực hiện chương trình này như trước.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.