2,9 Triệu Tấn Gạo Của Thái Lan Mất Tích

Theo truyền thông địa phương, Chính quyền quân sự Thái Lan vừa hạ lệnh ngừng giao hàng để kiểm tra 1.800 kho gạo trong cả nước sau khi Bộ Tài chính báo cáo rằng hiện thiếu 2,9 triệu tấn gạo trong các kho.
Bộ Thương mại Thái phủ nhận việc gạo bị thiếu trong kho, bộ này cho rằng số gạo đó có thể đã hao hụt trên lộ trình từ nhà máy đến kho hàng.
Hiện xuất khẩu gạo của Thái đang bị gián đoạn bởi quyết định tạm ngừng của Chính quyền quân sự nhằm kiểm tra tất cả các giao dịch đã được thực hiện tại các kho hàng.
Trong một tuyên bố gần đây của Chính quyền quân sự Thái cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia (NCPO) không có kế hoạch tiếp tục chính sách cầm cố lúa gạo do Chính phủ Yingluck đưa ra. Tuy nhiên, NCPO không hề nhắc đến việc liệu có giải pháp khác hỗ trợ nông dân trồng lúa hay không?
Trong khi đó, trong cuộc thăm dò được tiến hành hồi 11-12/6/2014 của Viện Quản lý phát triển Quốc gia (NIDA), có tới 56,35% số người được hỏi tỏ ý kiến NCPO nên tiếp tục chương trình cầm cố lúa gạo nhưng giữ giá sát giá thị trường, 22,35% cho biết nên loại bỏ chương trình này và 17,49% cho rằng nên tiếp tục thực hiện chương trình này như trước.
Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu”, do thạc sĩ Phan Phương Loan, giảng viên Trường đại học An Giang làm chủ nhiệm.

Chưa bao giờ người chăn nuôi lâm vào tình trạng “điêu đứng” như hiện nay. Không chỉ heo hạ giá mà liên tiếp trong nhiều tháng trở lại đây, giá các loại gia cầm cũng giảm “thê thảm”. Đây là đợt giảm giá mạnh và kéo dài nhất từ trước đến nay, trong khi đó, giá các loại thức ăn liên tục tăng từ 10 - 15% khiến cho người chăn nuôi thua lỗ.

Thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại lúa vụ Hè Thu (HT) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo bà con nông dân các biện pháp phòng trừ.

Trong vụ nuôi tôm năm 2013 này, đa số bà con nuôi tôm sú ở tỉnh Trà Vinh đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân là do khi nuôi tôm, dịch bệnh hoại tử gan tuỵ vẫn còn đe doạ đến sự phát triển của tôm nuôi.

Mô hình nuôi tôm hầm đất (còn gọi là tôm oxy) đang được nông dân vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) áp dụng mang lại hiệu quả cao do rút ngắn thời gian thả nuôi, hạn chế thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.