2,9 Triệu Tấn Gạo Của Thái Lan Mất Tích

Theo truyền thông địa phương, Chính quyền quân sự Thái Lan vừa hạ lệnh ngừng giao hàng để kiểm tra 1.800 kho gạo trong cả nước sau khi Bộ Tài chính báo cáo rằng hiện thiếu 2,9 triệu tấn gạo trong các kho.
Bộ Thương mại Thái phủ nhận việc gạo bị thiếu trong kho, bộ này cho rằng số gạo đó có thể đã hao hụt trên lộ trình từ nhà máy đến kho hàng.
Hiện xuất khẩu gạo của Thái đang bị gián đoạn bởi quyết định tạm ngừng của Chính quyền quân sự nhằm kiểm tra tất cả các giao dịch đã được thực hiện tại các kho hàng.
Trong một tuyên bố gần đây của Chính quyền quân sự Thái cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia (NCPO) không có kế hoạch tiếp tục chính sách cầm cố lúa gạo do Chính phủ Yingluck đưa ra. Tuy nhiên, NCPO không hề nhắc đến việc liệu có giải pháp khác hỗ trợ nông dân trồng lúa hay không?
Trong khi đó, trong cuộc thăm dò được tiến hành hồi 11-12/6/2014 của Viện Quản lý phát triển Quốc gia (NIDA), có tới 56,35% số người được hỏi tỏ ý kiến NCPO nên tiếp tục chương trình cầm cố lúa gạo nhưng giữ giá sát giá thị trường, 22,35% cho biết nên loại bỏ chương trình này và 17,49% cho rằng nên tiếp tục thực hiện chương trình này như trước.
Có thể bạn quan tâm

“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.

Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.