198 Ha Cao Su Ở Dầu Tiếng Nhiễm Nấm Corynespora

Từ đầu tháng 6 đến nay, do thời tiết diễn biến bất thường với ngày nắng nóng, đêm có mưa, nên độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh gây hại phát sinh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra trên cây cao su.
Qua điều tra, toàn huyện Dầu Tiếng hiện có 198 ha cao su bị nhiễm bệnh vàng rụng lá. Để khống chế nấm bệnh lây lan trên diện rộng, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dầu Tiếng khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây, gom lá để tiêu hủy nhằm tránh lây lan, bón phân cân đối hợp lý, tăng thêm kali từ 60 - 70kg/ha, ngưng thu hoạch hoặc thu hoạch theo chế độ D3, không bôi thuốc kích thích…
Khi phát hiện bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra, cần sử dụng thuốc Hexaconazole hoặc Carbendazim với liều 2 - 3 lít/1.000 lít nước và 2 lít thuốc bám dính dùng vòi áp suất cao phun đều lên tán lá cây.
Có thể bạn quan tâm

Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ tôm giống đạt chỉ tiêu nuôi quảng canh, anh Phạm Văn Hưng đã mạnh dạn mở trại thuần dưỡng tôm giống Postlarvae 12 (P12)

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá

Gần 25 năm trong nghề nuôi tôm nhưng chỉ đến khi chuyển hướng sang nuôi cá dìa một cách chuyên nghiệp, ông Hồ Văn Hổ

Quảng Ngãi có tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản, anh Lê Châu đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm, ốc hương cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

7 năm liền lâm cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất vì đeo đuổi nghề nuôi thuần hóa cá chình, nhưng ông không bỏ cuộc. Sự kiên trì đã cho ông thành công mỹ mãn…