198 Ha Cao Su Ở Dầu Tiếng Nhiễm Nấm Corynespora

Từ đầu tháng 6 đến nay, do thời tiết diễn biến bất thường với ngày nắng nóng, đêm có mưa, nên độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh gây hại phát sinh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra trên cây cao su.
Qua điều tra, toàn huyện Dầu Tiếng hiện có 198 ha cao su bị nhiễm bệnh vàng rụng lá. Để khống chế nấm bệnh lây lan trên diện rộng, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dầu Tiếng khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây, gom lá để tiêu hủy nhằm tránh lây lan, bón phân cân đối hợp lý, tăng thêm kali từ 60 - 70kg/ha, ngưng thu hoạch hoặc thu hoạch theo chế độ D3, không bôi thuốc kích thích…
Khi phát hiện bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra, cần sử dụng thuốc Hexaconazole hoặc Carbendazim với liều 2 - 3 lít/1.000 lít nước và 2 lít thuốc bám dính dùng vòi áp suất cao phun đều lên tán lá cây.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang vừa có văn bản khuyến cáo nông dân không nên thả tôm, nghêu giống trong giai đoạn thời tiết nắng nóng, gây bất lợi cho thủy sản nuôi như hiện nay.

Đối với cá chạch sụn, là một loài vật nuôi mới nên chưa thể đánh giá đúng tiềm năng của loài này, ông Hùng yêu cầu Chi cục Thủy sản kiến nghị Tổng cục Thủy sản nuôi khảo nghiệm đối với giống vật nuôi mới này.

Do tôm hùm giống bán được giá cao nên người dân tận thu, bắt cả những con tôm có kích thước rất nhỏ; cách thức vận chuyển, lưu giữ và ương tôm giống lại chưa phù hợp khiến tỷ lệ hao hụt tôm hùm giống lên đến 50%.

Nghe ông Nguyễn Văn Triền, Chủ tịch hội Nông dân xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) kể về anh, tôi cứ lơ mơ không tin một thanh niên nông thôn, nhà nghèo, trầy trật mãi mới lấy được tấm đại học, cuối cùng lại về quê để hết nuôi nhím, kỳ đà lại đến nuôi gà. Anh là Ngô Văn Cường (SN 1982) ở thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy.

Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.