190.000 đồng/kg bắp giống chuyển gien của Dekalb Việt Nam

Với công nghệ Genuity tích hợp trên nền tảng giống chuyển gien bảo vệ bắp khỏi tác hại của cả sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang - là 3 loại sâu hại chính trên cây bắp, nông dân sẽ tiết kiệm được thời gian, công lao động và bảo vệ sức khỏe, nhờ hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu (với 3 loại sâu này có thể tiết kiệm trên dưới 1 triệu đồng/ha).
2 giống này giúp kiểm soát cỏ dại hiệu quả hơn, do có thể phun trùm thuốc trừ cỏ mà không cần phải che chắn như giống bắp thông thường.
Nhờ đó, cây bắp phát triển tốt, không bị cạnh tranh dinh dưỡng, tiếp cận năng suất cao nhất có thể.
Trước khi chính thức thương mại hóa sản phẩm, hơn 16.000 nông dân đã được Dekalb Việt Nam chuyển giao kiến thức, ứng dụng công nghệ mới, trong đó hơn 150 nông dân đã trồng và thu hoạch những vụ bắp chuyển gien đầu tiên.
Dekalb Việt Nam cho biết, tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết và mùa vụ, năng suất giống bắp chuyển gien tăng thêm từ 7% - 25%.
Riêng tại điểm thu hoạch giống bắp chuyển gien của Dekalb Việt Nam (xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), năng suất chênh lệch so với giống đối chứng lên đến 4,1 tấn/ha/vụ (tăng khoảng 40%), và thương lái tại đây mua giá cao hơn giống bắp lai truyền thống 100 đồng/kg nhờ chất lượng hạt tốt hơn và độ ẩm thấp hơn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…

Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.

Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).

Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.