190.000 đồng/kg bắp giống chuyển gien của Dekalb Việt Nam

Với công nghệ Genuity tích hợp trên nền tảng giống chuyển gien bảo vệ bắp khỏi tác hại của cả sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang - là 3 loại sâu hại chính trên cây bắp, nông dân sẽ tiết kiệm được thời gian, công lao động và bảo vệ sức khỏe, nhờ hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu (với 3 loại sâu này có thể tiết kiệm trên dưới 1 triệu đồng/ha).
2 giống này giúp kiểm soát cỏ dại hiệu quả hơn, do có thể phun trùm thuốc trừ cỏ mà không cần phải che chắn như giống bắp thông thường.
Nhờ đó, cây bắp phát triển tốt, không bị cạnh tranh dinh dưỡng, tiếp cận năng suất cao nhất có thể.
Trước khi chính thức thương mại hóa sản phẩm, hơn 16.000 nông dân đã được Dekalb Việt Nam chuyển giao kiến thức, ứng dụng công nghệ mới, trong đó hơn 150 nông dân đã trồng và thu hoạch những vụ bắp chuyển gien đầu tiên.
Dekalb Việt Nam cho biết, tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết và mùa vụ, năng suất giống bắp chuyển gien tăng thêm từ 7% - 25%.
Riêng tại điểm thu hoạch giống bắp chuyển gien của Dekalb Việt Nam (xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), năng suất chênh lệch so với giống đối chứng lên đến 4,1 tấn/ha/vụ (tăng khoảng 40%), và thương lái tại đây mua giá cao hơn giống bắp lai truyền thống 100 đồng/kg nhờ chất lượng hạt tốt hơn và độ ẩm thấp hơn.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.