190.000 đồng/kg bắp giống chuyển gien của Dekalb Việt Nam

Với công nghệ Genuity tích hợp trên nền tảng giống chuyển gien bảo vệ bắp khỏi tác hại của cả sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang - là 3 loại sâu hại chính trên cây bắp, nông dân sẽ tiết kiệm được thời gian, công lao động và bảo vệ sức khỏe, nhờ hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu (với 3 loại sâu này có thể tiết kiệm trên dưới 1 triệu đồng/ha).
2 giống này giúp kiểm soát cỏ dại hiệu quả hơn, do có thể phun trùm thuốc trừ cỏ mà không cần phải che chắn như giống bắp thông thường.
Nhờ đó, cây bắp phát triển tốt, không bị cạnh tranh dinh dưỡng, tiếp cận năng suất cao nhất có thể.
Trước khi chính thức thương mại hóa sản phẩm, hơn 16.000 nông dân đã được Dekalb Việt Nam chuyển giao kiến thức, ứng dụng công nghệ mới, trong đó hơn 150 nông dân đã trồng và thu hoạch những vụ bắp chuyển gien đầu tiên.
Dekalb Việt Nam cho biết, tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết và mùa vụ, năng suất giống bắp chuyển gien tăng thêm từ 7% - 25%.
Riêng tại điểm thu hoạch giống bắp chuyển gien của Dekalb Việt Nam (xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), năng suất chênh lệch so với giống đối chứng lên đến 4,1 tấn/ha/vụ (tăng khoảng 40%), và thương lái tại đây mua giá cao hơn giống bắp lai truyền thống 100 đồng/kg nhờ chất lượng hạt tốt hơn và độ ẩm thấp hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo người dân nuôi nghêu ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), hiện tượng nghêu chết ở vùng này bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm để cứu nghêu, nhưng không có hiệu quả.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2 năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 381 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, đưa tổng sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 793.000 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng khai thác là 436.000 tấn, tăng 4,1%, nuôi trồng 331.000 tấn, tăng 2,3%.

Với gần 20 bể, diện tích gần 200m2, thời gian trước bình quân mỗi năm gia đình ông xuất hai lứa hơn 20 tấn cá. Trừ các khoản chi phí, như thức ăn, giống... gia đình ông thu lãi không dưới 50 triệu đồng. Gần 2 năm nay, việc đưa cá ra thị trường gặp khó khăn. Hiện tại gia đình ông còn đọng hơn 3 tấn cá đang thời kỳ thu hoạch.

Ông Trương Thanh Mai (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) xuất thân từ gia đình làm ruộng, nghèo. Do vậy, từ nhỏ, cậu bé Mai đã luôn ôm mộng làm giàu từ nông nghiệp. Sau nhiều trăn trở với đủ nghề để mưu sinh từ chăn nuôi heo, xay cà phê, làm thùng suốt lúa… ông Mai cho ra đời nhà máy xay xát lúa. Song, cuối cùng, ông Mai lại thành công với nghề nuôi cá sấu.

Trong khi đó, từ trước Tết Nguyên đán Ất Mùi đến nay, tôm đất và tôm rằn xuất hiện nhiều ở khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An), giúp nhiều ngư dân có thu nhập. Bình quân mỗi ngày có 40 sõng khai thác tôm đất và tôm rằn ở khu vực đầm Ô Loan. Với giá từ 200.000 đồng đến 220.000 đồng/kg tôm đất (loại khoảng 120 con/kg) và từ 280.000 đồng đến 320.000 đồng/kg tôm rằn (loại 80 con/kg), nên nhiều người có thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày.