19.000 Nông Dân Tham Gia Sản Xuất Cà Phê Bền Vững 4C

Tính đến cuối năm 2014, trên toàn quốc đã có khoảng 19.000 nông dân sản xuất cà phê theo chuẩn quốc tế 4C, bộ quy tắc sản xuất cà phê bền vững chung cho cộng đồng cà phê quốc tế, trong khuôn khổ dự án NESCAFÉ Plan.
So với năm 2013, số lượng nông dân tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn 4C đã tăng 51%, góp phần đẩy mạnh hoạt động canh tác cà phê bền vững trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
Để có được con số ấn tượng này, trong suốt thời gian qua, dự án NESCAFÉ Plan đã tích cực tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho nông dân về tiêu chuẩn 4C tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chỉ trong vòng một năm từ 77 khóa đào tạo được tổ chức năm 2013, đến cuối năm 2014 đã tăng lên 923 khóa. Ngoài ra dự án còn hỗ trợ kỹ thuật cho khoảng 31.000 lượt nông dân trong năm 2014.
Hoạt động này đã góp phần tăng mạnh diện tích cà phê tuân thủ 4C. Diện tích cà phê đạt chứng nhận 4C trong khuôn khổ dự án Nescafé Plan tăng từ 10.000 hecta năm 2013 lên 20.000 hecta sau một năm.
Ông Lê Quang Dũng, nông dân trồng cà phê tại thôn 7, xã Dak Wer, tỉnh Đăk Nông cho biết việc tham gia chương trình và các lớp tập huấn đã tạo điều kiện cho những nông dân như ông nâng cao tay nghề, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bền vững quốc tế để cà phê Việt Nam bán ra thị trường quốc tế với giá cao hơn trước đây.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Lâm Đồng cho biết diện tích cà phê đạt chuẩn bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững đang tăng lên cũng nhờ vào sự gắn kết của các đơn vị từ khuyến nông đến các doanh nghiệp như Nestlé với nông dân thông qua dự án NESCAFÉ Plan.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Thành Đam, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) thi vào Khoa Kế toán Trường Trung cấp Nông nghiệp Nam Định, rồi liên thông đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2003, anh bàn với bố mẹ nhận đấu thầu 3 mẫu đầm nuôi tôm sú và cua.

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.

Sở NNPTNT Bến Tre, Vĩnh Long cho biết hiện nay cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi bắt đầu có lãi.

Để đảm bảo không làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và không gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặt do khoan khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo về việc cấm khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi tôm thẻ chân trắng và các loài thủy sản khác.

Trên những miền quê của huyện Tri Tôn (An Giang), nhiều mô hình làm ăn đã và đang phát huy hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi ba ba giống. Anh Huỳnh Văn Sen (ngụ ấp Rò Leng, xã Châu Lăng) là một trong số ít người thực hiện thành công mô hình nuôi ba ba giống tại vùng này.