18 ngư dân được vay 268 tỉ đồng đóng tàu vỏ thép

Thực hiện Nghị định 67/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, từ cuối năm 2014 đến nay, BIDV Chi nhánh Phú Tài đã hướng dẫn ngư dân các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ…
Hoàn thành thủ tục vay vốn và đã giải ngân cho 18 ngư dân vay 268 tỉ đồng để đóng tàu vỏ thép hành nghề lưới vây, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá công suất từ 811CV- 940CV.
Trong đó, BIDV Chi nhánh Phú Tài tài trợ 95% tổng vốn đầu tư đóng tàu.
Thời hạn vay vốn từ 10-15 năm, lãi suất năm đầu 0%, những năm tiếp theo 1%/năm. Ngoài ra, BIDV còn hỗ trợ kết nối ngư dân với các cơ sở đóng tàu có uy tín trong nước, như:
Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Hải Phòng) trực thuộc Bộ Công an; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa)… để ký kết hợp đồng đóng tàu mới.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.

Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.