167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản

Sau 10 năm nhân cấy, duy trì phát triển, đến nay xã Thiệu Hợp đã có 167 hộ nuôi con đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo tính toán của các hộ, các con nuôi đặc sản rủi ro ít, chủ động được nguồn thức ăn, chi phí nuôi không cao nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc, kiên trì.
Trong số các con nuôi đặc sản, nuôi rùa có hiệu quả cao hơn. Sau 5 năm, rùa mẹ sẽ cho sinh sản lứa đầu, giá bán một con rùa nhỏ sinh sản từ 2 - 2,5 triệu đồng; rùa mẹ sinh sản từ 20 – 25 triệu đồng/con.
Hộ có thu nhập cao nhất gần 300 triệu đồng/năm. Thiệu Hợp là một trong những xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa du nhập và phát triển mô hình con nuôi đặc sản hiệu quả và được nhiều hộ dân nơi khác đến học hỏi kinh nghiệm, mua con giống.
Để mô hình tiếp tục phát triển bền vững, xã Thiệu Hợp đang khuyến khích các hộ nuôi con nuôi đặc sản cùng liên kết, tập hợp giúp nhau về chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thị trường đầu ra...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.

5 năm qua, huyện Phù Cát đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN-TTCN-LN), góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp (DN) phát huy nội lực, tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất có hiệu quả.

Đó là ông Phạm Sỹ Nhơn, ở thôn Nhơn Nghĩa Đông, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn. Tham gia nghĩa vụ quân sự năm 1992, đến năm 1994 ra quân, với ý chí quyết tâm làm giàu, ông đã làm đủ nghề, từ làm ruộng, nuôi bò, nuôi heo, mở cơ sở sản xuất gạch ngói, sản xuất nước đá... mang lại thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất mở đường, ủng hộ tiền, ngày công xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở địa phương.

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Các chủ tàu cá khai thác hải sản đạt hiệu quả thấp trên địa bàn tỉnh đang được tiếp sức từ chính sách hỗ trợ cải hoán, nâng cấp tàu cá để tăng năng lực sản xuất.