167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản

Sau 10 năm nhân cấy, duy trì phát triển, đến nay xã Thiệu Hợp đã có 167 hộ nuôi con đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo tính toán của các hộ, các con nuôi đặc sản rủi ro ít, chủ động được nguồn thức ăn, chi phí nuôi không cao nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc, kiên trì.
Trong số các con nuôi đặc sản, nuôi rùa có hiệu quả cao hơn. Sau 5 năm, rùa mẹ sẽ cho sinh sản lứa đầu, giá bán một con rùa nhỏ sinh sản từ 2 - 2,5 triệu đồng; rùa mẹ sinh sản từ 20 – 25 triệu đồng/con.
Hộ có thu nhập cao nhất gần 300 triệu đồng/năm. Thiệu Hợp là một trong những xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa du nhập và phát triển mô hình con nuôi đặc sản hiệu quả và được nhiều hộ dân nơi khác đến học hỏi kinh nghiệm, mua con giống.
Để mô hình tiếp tục phát triển bền vững, xã Thiệu Hợp đang khuyến khích các hộ nuôi con nuôi đặc sản cùng liên kết, tập hợp giúp nhau về chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thị trường đầu ra...
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ngành chăn nuôi gà trắng liên tục bết bát từ năm 2012 đến nay thì phân khúc gà màu lại phát triển một cách chóng mặt.

Hai Tổng Công ty lương thực chuyên đi thu gom lúa gạo về trộn, có gì bán nấy, thử hỏi làm sao gạo Việt Nam không có thương hiệu

Vài năm gần đây, trước thực trạng giá cả rau màu bấp bênh, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển sang đầu tư sản xuất một số loại cây trồng mới.

Dù Bộ Tài chính đã loại bỏ đến 35 loại phí và lệ phí, nhưng theo người chăn nuôi, vẫn còn rất nhiều loại đang tồn tại, không đánh trực tiếp vào các hộ chăn nuôi, mà thông qua các khâu trung gian như: thức ăn chăn nuôi, vệ sinh, môi trường, kiểm dịch, giết mổ...

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.