16 Cơ Sở Sản Xuất Rau, Quả An Toàn Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Thời gian qua, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích, phát triển vùng rau an toàn, như: Hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, xử lý chất thải) của vùng sản xuất tập trung; nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn...
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó có 15 cơ sở sản xuất rau an toàn do Trung tâm Kiểm nghiệm chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa cấp, với diện tích 41,5 ha; 1 cơ sở sản xuất dưa lê an toàn do Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert (thuộc Tổng cục Đo lường chất lượng cấp, diện tích 0,4 ha). Các cơ sở được cấp giấy chứng nhận tập trung ở 2 huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa...
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ đi đầu trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập chính đáng cho gia đình, nhiều lãnh đạo, cán bộ cơ sở ở Hà Tĩnh còn nỗ lực truyền ngọn lửa quyết tâm cho người nông dân.

Thủ tướng đánh giá 10 năm qua, Hà Tĩnh đã có bước phát triển nhảy vọt, vượt bậc mà nổi bật là thành tích về kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 20% GDP.

hực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh là tỉnh xuất phát điểm thấp với số tiêu chí bình quân chỉ đạt 4,1 tiêu chí/xã (năm 2011).

Phụ nữ Thái Bình hiện tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, thời gian qua, phụ nữ Thái Bình ra sức thi đua, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Trong 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), chợ nông thôn được coi là một tiêu chí “đặc cách” vì nhiều xã không phải xây dựng chợ.