16 Cơ Sở Sản Xuất Rau, Quả An Toàn Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Thời gian qua, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích, phát triển vùng rau an toàn, như: Hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, xử lý chất thải) của vùng sản xuất tập trung; nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn...
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó có 15 cơ sở sản xuất rau an toàn do Trung tâm Kiểm nghiệm chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa cấp, với diện tích 41,5 ha; 1 cơ sở sản xuất dưa lê an toàn do Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert (thuộc Tổng cục Đo lường chất lượng cấp, diện tích 0,4 ha). Các cơ sở được cấp giấy chứng nhận tập trung ở 2 huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa...
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhờ chương trình hỗ trợ vốn của Nhà nước, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) có điều kiện phát triển chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao được Trạm Khuyến nông (KN) huyện Vĩnh Thạnh triển khai trong năm 2014 tại xã Vĩnh Thịnh là một điển hình.

Tây Nguyên là xứ sở của các loại cây công nghiệp dài ngày với nguồn phấn hoa vô tận tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong. Bên cạnh đó, đàn ong còn là tác nhân thụ phấn hữu hiệu cho cây trồng, góp phần làm tăng năng suất (khoảng 20%) và cải thiện chất lượng nhiều loại nông sản.

Các hộ nuôi gà ở huyện Chợ Gạo chia sẻ thêm: Để gà đẻ liên tục, người nuôi nên sử dụng đèn vào buổi tối và chỉ cho gà ngủ khoảng 6 tiếng. Ban đêm cần tăng cường thức ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Chuồng gà nên thiết kế nghiêng để gà không giữ được trứng. Phải thường xuyên thăm trứng, không để cho gà giữ trứng nếu không gà sẽ ấp và ngưng đẻ gần cả tuần.

Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Lâm Đồng cho biết diện tích cà phê đạt chuẩn bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững đang tăng lên cũng nhờ vào sự gắn kết của các đơn vị từ khuyến nông đến các doanh nghiệp như Nestlé với nông dân thông qua dự án NESCAFÉ Plan.

Theo ước tính của cơ quan chuyên môn, lượng rau xanh, rau củ trồng bán Tết toàn tỉnh Bắc Giang ước khoảng 4 nghìn ha, tập trung tại các huyện: Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng. Các loại rau chủ yếu gồm: Su hào, cải bắp, cà rốt, cà chua, súp lơ, hành, khoai tây… Sản lượng đạt hàng trăm nghìn tấn, bảo đảm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.